Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa, tin học hóa quản lý công tác thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)

5. Cấu trúc của Luận văn

4.2.5. Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa, tin học hóa quản lý công tác thu thuế

thời gian lại tiếp tục đứng ra xin thành lập DN với tên mới.

Thứ hai, là cần có các biện pháp tích cực, kiên quyết để cưỡng chế và truy thu thuế như phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản bán đấu giá để truy thu nợ thuế. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng cần xử lý hình sự theo quy định của Luật Quản lý công tác thu thuế. Có như vậy mới có tác dụng răn đe, ngăn chặn được các trường hợp vi phạm về sau.

Thứ ba, giao chỉ tiêu thu nợ thuế cho từng cán bộ trực tiếp quản lý nợ, coi đây là tiêu chí để đánh giá, bình xét hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Đồng thời có chính sách động viên kịp thời cho những cán bộ thực hiện tốt.

Thứ tư, cần tăng cường công tác phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý số thuế nợ đọng. Đối với những khoản nợ do những DN đã giải thể, mất tích cần lập hồ sơ làm thủ tục xoá nợ thuế, đối với những khoản nợ có khả năng thu cần áp dụng các biện pháp mạnh như phát lệnh thu qua ngân hàng để trích tiền từ tài khoản nhằm đảm bảo thu đủ tiền thuế.

4.2.5. Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa, tin học hóa quản lý công tác thu thuế thuế

Trong điều kiện ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thế giới và đang cuốn hút toàn thể nhân loại hoà vào dòng chảy của nó. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo thời cơ cho các DN chuyển đổi và phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện của chính phủ điện tử và thương mại điện tử, các hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, đòi hỏi quản lý công tác thu thuế phải có bước chuyển biến mới trong việc quản lý các đối tượng nộp thuế. Do đó, hiện đại hóa, tin học hóa quản lý công tác thu thuế là một tất yếu khách quan.

Cơ chế quản lý công tác thu thuế xem xét tất cả các mặt về quản lý NNT, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế có đầy đủ, chính xác và kịp thời hay không. Việc tuân thủ kê khai, tính thuế, nộp thuế của NNT, chất lượng phục vụ của cơ quan thuế đã đáp ứng yêu cầu của NNT hay chưa, khả năng chống các hành vi gian lận, trốn thuế đến đâu,... Điều này đòi hỏi ngành thuế phải được trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật đầy đủ, công nghệ hiện đại...mới đáp ứng được nhiệm vụ . Mục tiêu và quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng và triển khai hiện đại hóa, tin học hóa là: các hệ thống thông tin (bao gồm 4 yếu tố: phần mềm ứng dụng, phần cứng, con người và cơ chế chính sách) phải được triển khai thống nhất, đảm bảo hỗ trợ đầy đủ các quy trình nghiệp vụ. Trong quá trình tổ chức và triển khai, công tác tin học tại Chi cục Thuế cần chú trọng những vấn đề sau :

- Công tác hoạch định kế hoạch phát triển tin học: Chi cục Thuế huyện Pác Nặm cần xây dựng kế hoạch, cụ thể bằng các đề án, dự án để tổ chức triển khai CNTT; Nội dung thực hiện bám sát vào chủ trương ứng dụng công nghệ tin học của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tài chính và ngành Thuế đồng thời phân tích thực trạng môi trường của mỗi hệ thống, yêu cầu nghiệp vụ, nguồn kinh phí từng giai đoạn của Chi cục để định hướng phát triển công tác tin học cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Công tác kế hoạch này giúp cho lãnh đạo Chi cục một cách nhìn tổng thể dài hạn, biết được khả năng của tin học có thể phục vụ đến đâu cho các hoạt động nghiệp vụ và lĩnh vực nào tin học không thể giải quyết được để từ đó có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho triển khai CNTT.

- Chuẩn hoá các quy trình quản lý và xử lý thông tin: Đây là yêu cầu tiên quyết để đảm bảo sự thành công của việc đưa ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý công tác thu thuế.

- Phát triển hệ thống có trọng điểm, triển khai thống nhất: Căn cứ vào yêu cầu công tác, trình độ cán bộ và khả năng kinh phí ngân sách cấp, nguyên tắc của việc phát triển ứng dụng tin học là phát triển từng bước có trọng tâm, trọng

điểm và theo thứ tự ưu tiên của yêu cầu nghiệp vụ cần tin học hóa. Cụ thể ưu tiên tập trung vào tin học hóa các quy trình nghiệp vụ chính; ưu tiên triển khai các ứng dụng phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý NNT như kê khai, kiểm tra và quản lý nợ. Vì vậy, Chi cục Thuế cần chú trọng phát triển hệ thống tin học một cách đồng bộ bao gồm: phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm truyền tin, tổ chức sử dụng và trang bị hệ thống kỹ thuật.

- Công tác đào tạo cán bộ tin học: Yếu tố con người là yếu tố cơ bản nhất trong việc triển khai thành công một hệ thống CNTT, do vậy việc đào tạo và kiện toàn bộ máy CNTT tại Chi cục Thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Cần xác định việc đào tạo tin học cho cán bộ đóng vai trò quyết định vì tin học là một lĩnh mới, phức tạp, có tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ nhanh. Việc đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ CNTT được phát triển từ đội ngũ cán bộ nghiệp vụ. Quá trình đào tạo cần được thực hiện theo các chương trình phù hợp với từng đối tượng và trình độ khác nhau như: Đào tạo cán bộ tin học trình độ cao để quản lý các dự án tin học của Chi cục, phát triển các ứng dụng lớn của ngành, nghiên cứu nắm bắt các thành tựu tin học mới để áp dụng trong quản lý NNT tại Chi cục. Đào tạo các cán bộ sử dụng các chương trình ứng dụng. Số cán bộ này chủ yếu là các cán bộ nghiệp vụ, không làm chuyên tin học. Đội ngũ công chức thuế không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm mà còn phải sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý công tác thu thuế, cập nhật thông tin về NNT, các chính sách thuế, tài chính của Nhà nước kịp thời. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng nguồn lực hiện có thông qua đào tạo tại chỗ, đào tạo lại dưới nhiều hình thức, mạnh dạn tiếp nhận lớp trẻ đã được đào tạo cơ bản thông qua thi tuyển để bổ sung, thay thế nguồn nhân lực hiện có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)