Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công tác thu thuế huyện Pác Nặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 68)

5. Cấu trúc của Luận văn

3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công tác thu thuế huyện Pác Nặm

3.3.1. Thu nhập và nhận thức người dân

Nguồn thu từ thuế phụ thuộc rất nhiều vào đời sống người dân. Khi đời sống người dân thay đổi thì số thuế thu về cho ngân sách cũng được thay đổi. Bên cạnh đó, tình hình chấp hành các sắc thuế cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức người dân: trình độ nhận thức tốt sẽ chấp hành tốt và ngược lại.

Bảng 3.14: Đánh giá của CBT về thu nhập và nhận thức NNT

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Xếp loại Độ lệch

chuẩn

Đời sống người dân ngày càng thay

đổi 3,9 Khá 0,97

Các khoản thu thuế ngày càng tăng,

đối tượng nộp thuế đa dạng 3,9 Khá 0,96

NNT có ý thức chấp hành thuế cao 3,7 Khá 1,03 NNT có hiểu biết về các sắc thuế, các

quy định về pháp luật 3,6 Khá 0,98

NNT sẵn sàng phản ánh những vướng

mắc trong quá thực hiện 3,6 Khá 1,02

Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả

Huyện Pác Nặm vẫn là một trong những huyện nghèo trên địa tỉnh Bắc Kạn. Với nguồn vốn đầu tư của nhà nước ngày càng nhiều vào cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo… điều này đã giúp đời sống người dân thay đổi. Vì vậy, chỉ tiêu “Đời sống người dân ngày càng thay đổi” đạt mức

điểm số 3,9 điểm. Mức điểm số này vẫn khơng thuộc diện cao vì đa phần người dân vẫn làm nơng nghiệp nên ít thu nhập ít thay đổi. Các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, sản phẩm là chế biến hàng nông lâm sản… Đời sống thay đổi, trình độ người dân cũng được thay đổi những với chỉ tiêu “NNT có hiểu biết về các sắc thuế, các quy định về pháp luật” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,6 điểm: người dân trên địa bàn huyện vẫn là chủ yếu đồng bào dân tộc, địa hình đi lại trên địa bàn huyện khó khăn nên ít được tiếp xúc với thơng tin tuyên truyền của Chi cục thuế.

3.3.2. Trình độ cán bộ quản lý công tác thu thuế

Đối tượng nộp thuế ngày càng đa dạng, các sắc thuế luôn được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, để quản lý được tốt hoạt động thuế thì cần địi hỏi trình độ cán bộ ngày càng nâng cao, đặc biệt là tự học là rất nhiều.

Bảng 3.15: Đánh giá về trình độ CBT

Chỉ tiêu Điểm Xếp loại Độ lệch chuẩn

CBT nắm chắc chuyên môn 4,0 Khá 0,98

Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của

NNT 4,2 Khá 1,04

CBT được cập nhật kiến thức mới

về quản lý công tác thu thuế 3,9 Khá 1,05 CBT thường xuyên tự học hỏi, nâng

cao trình độ chun mơn 3,8 Khá 0,97

CBT xử lý công việc ngày càng

chuyên nghiệp 3,9 Khá 0,96

CBT đưa ra quyết định linh hoạt,

phù hợp với tình hình thực tế 4,2 Khá 0,96

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Các sắc thuế thay đổi thường xun, chính vì vậy CBT cần phải thường xuyên cập nhật thông tin để thực hiện các chính sách của nhà nước. Do vậy với

chỉ tiêu “CBT nắm chắc chuyên môn” đạt mức điểm số là 4,0 điểm và chỉ tiêu “CBT thường xuyên tự học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn” cũng chỉ đạt số điểm là 3,8 điểm. Với số điểm thấp như này là do khối lượng công việc nhiều, việc cử cán bộ đi học tập tại các lớp của Cục và Tổng cục thuế gặp nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần học hỏi và sự linh hoạt trong công việc nên với chỉ tiêu “CBT đưa ra quyết định linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế” đạt mức điểm số là 4,2 điểm. Cũng thông qua sự phản ánh của cán bộ thuế này cho thấy, một trong những việc cần thiết đó là bố trí thời gian cũng như sắp xếp công việc để cho cán bộ thuế tại Chi cục có thể tham gia việc học tập và trao đổi kinh nghiệm.

3.3.3. Hệ thống các quy định pháp luật

Đời sống người dân thay đổi, các loại hình kinh tế phát triển, nhiều sắc thuế và quy định của nhà nước khơng cịn phù hợp, giảm bớt sự chồng chéo trong quản lý, giảm bớt các thủ tục hành chính và đặc biệt là tạo điều kiện cho người nộp thuế, doanh nghiệp thực hiện được tốt bổn phận và trách nhiệm của mình.

Bảng 3.16: Đánh giá CBT về hệ thống các quy định pháp luật

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Xếp loại Độ lệch chuẩn

Các quy định về các sắc thuế rõ ràng,

hợp lý và dễ hiểu 3,8 Khá 0,92

Trách nhiệm và quyền lợi của CQT và

NNT được quy định rõ ràng 3,9 Khá 0,97

Các văn bản hướng dẫn ban hành kịp

thời, ít gây hiểu nhầm 3,6 Khá 0,97

Các sắc thuế được điều chỉnh thường

xuyên 3,8 Khá 0,98

Chế tài xử lý các đối tượng vi phạm hợp

lý, đảm bảo tính răn đe của pháp luật 4,0 Khá 0,95

Hiện nay có văn bản liên quan đến thuế là rất nhiều nên với chỉ tiêu “Các quy định về các sắc thuế rõ ràng, hợp lý và dễ hiểu” và chỉ tiêu “Các văn bản hướng dẫn ban hành kịp thời, ít gây hiểu nhầm” đạt mức điểm số là 3,8 điểm và 3,6 điểm. Đây là mức điểm số khơng cao vì nhiều văn bản liên quan đến thuế, các chính sách ưu đãi về thuế nhiều nên điều này cũng ảnh hưởng rất lớn khả năng tìm hiểu của người nơp thuế. Thêm vào đó việc điều chỉnh văn bản cũng khơng được thường xun vì nhiều văn bản đưa ra khơng phù hợp với tình hình của mỗi địa phương, khi người nộp thuế phải ánh về những sắc thuế cần phải thay đổi. Tổng cục thuế xem xét đánh giá, nghiên cứu… nên đã gây khơng ít khó khăn cho các đơn vị cũng như cơ quan địa phương.

3.3.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng là rất quan trọng đối với hoạt động quản lý: giảm được các thủ tục hành chính, giảm được thời gian cũng như tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện được nghĩa vụ của mình.

Bảng 3.17: Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Xếp loại Độ lệch chuẩn

Các cơ quan sẵn sàng phối hợp để

thực hiện mục tiêu 3,7 Khá 0,98

Các cơ quan sẵn sàng chia sẻ dữ liệu

về NNT 3,6 Khá 1,04

Giảm bớt sự chồng chéo trong quá

trình quản lý 3,8 Khá 1,02

Giảm bớt các thủ tục hành chính giữa

các cơ quan liên ngành 3,8 Khá 1,08

Cơ chế phối hợp rõ ràng trong việc xử

lý các đối tượng vi phạp pháp luật 3,7 Khá 0,96

Qua bảng số liệu này cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan chưa thực sự chặt chẽ, việc trao đổi thơng tin vẫn cịn nhiều khó khăn. Hiện nay việc thanh tra, kiểm tra thuế vẫn được thực hiện bởi nhiều cơ quan như: thanh tra tỉnh, thanh tra thuế, thanh tra nhà nước…. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến người nộp thuế, Chính vì mà chỉ tiêu “Giảm bớt sự chồng chéo trong quá trình quản lý” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,8 điểm. Thêm vào đó, việc xử lý những đối tượng trây ỳ thuế, nợ thuế cũng cần có sự phối hợp của các cơ quan liên ngành như: UBND, cơ quan thuế, phòng lao động… Do vậy với chỉ tiêu “Cơ chế phối hợp rõ ràng trong việc xử lý các đối tượng vi phạp pháp luật” cũng chỉ đạt được mức điểm số là 3,7 điểm. Do vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý công tác thu thuế thì cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)