Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 67 - 68)

5. Cấu trúc của Luận văn

3.3.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng là rất quan trọng đối với hoạt động quản lý: giảm được các thủ tục hành chính, giảm được thời gian cũng như tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện được nghĩa vụ của mình.

Bảng 3.17: Đánh giá về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Xếp loại Độ lệch chuẩn

Các cơ quan sẵn sàng phối hợp để

thực hiện mục tiêu 3,7 Khá 0,98

Các cơ quan sẵn sàng chia sẻ dữ liệu

về NNT 3,6 Khá 1,04

Giảm bớt sự chồng chéo trong quá

trình quản lý 3,8 Khá 1,02

Giảm bớt các thủ tục hành chính giữa

các cơ quan liên ngành 3,8 Khá 1,08

Cơ chế phối hợp rõ ràng trong việc xử

lý các đối tượng vi phạp pháp luật 3,7 Khá 0,96

Qua bảng số liệu này cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan chưa thực sự chặt chẽ, việc trao đổi thông tin vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay việc thanh tra, kiểm tra thuế vẫn được thực hiện bởi nhiều cơ quan như: thanh tra tỉnh, thanh tra thuế, thanh tra nhà nước…. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến người nộp thuế, Chính vì mà chỉ tiêu “Giảm bớt sự chồng chéo trong quá trình quản lý” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,8 điểm. Thêm vào đó, việc xử lý những đối tượng trây ỳ thuế, nợ thuế cũng cần có sự phối hợp của các cơ quan liên ngành như: UBND, cơ quan thuế, phòng lao động… Do vậy với chỉ tiêu “Cơ chế phối hợp rõ ràng trong việc xử lý các đối tượng vi phạp pháp luật” cũng chỉ đạt được mức điểm số là 3,7 điểm. Do vậy, để tăng cường hiệu quả quản lý công tác thu thuế thì cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 67 - 68)