Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 38)

5. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới thuế và quản lý cơng tác thu thuế. Thu thập từ phòng ban chức năng của huyện và Chi cục Thuế huyện, các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của các DN,HTX… Thu thập và tính tốn từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Bắc Kạn, các tổ chức, chương trình đã có các hoạt động tại tỉnh, các tài liệu xuất bản liên quan đến công tác thuế; Thông tin chuyên ngành về thuế; Trang thơng tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Tổng Cục thống kê và các cơ quan liên quan khác.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Để có những góc nhìn, có những đánh giá từ phía các nhà quản lý cũng như từ phía của nộp thuế. Luận văn cũng đã tiến hành thu thập thơng tin từ 02 đối tượng chính có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thuế của huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn là nhà quản lý và người nộp thuế.

Quy mô điều tra: Hiện nay, tổng số cán bộ thuế đang làm việc tại Chi cục thuế huyện Pác Nặm là 56 người. Để đảm bảo thu thập thơng tin đầy đủ và có ý nghĩa thống kê, tác giả đã tiến hành điều tra toàn bộ.

- Phương thức điều tra: Tác giả đã chuẩn bị trước các câu hỏi với phương pháp phỏng vấn linh hoạt đó là sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi mở để có được câu trả lời.

- Nội dung của câu hỏi (tại phụ lục 01)

Đối với người nộp thuế

Quy mô điều tra: Hiện nay trên địa bàn huyện Pác Nặm có 7.492 đối tượng nộp thuế theo quy định của nhà nước. Trong trường hợp này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn các đơn vị điều tra thực tế. Số đơn vị điều tra được tính tốn dựa vào cơng thức chọn mẫu Slovin, cụ thể như sau: 2 . 1 Ne N n   Trong đó:

n là số lượng người nộp thuế được chọn để điều tra thực tế N là tổng số người nộp thuế

e: sai số cho phép (thường lấy bằng 0.05)

Áp dụng công thức trên xác định được số phiếu cần khảo sát là 380. Do đối tượng là người nộp thuế khá đa dạng bao gồm tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Vì vậy, tác giả tiến hành phân bổ số phiếu cần khảo sát như sau :

Bảng 2.1: Phân bổ phiếu điều tra

Đối tượng nộp thuế Tỷ lệ (%) Số lượng (phiếu)

Tổ chức 48 182

Hộ gia đình 37 140

Cá nhân 15 58

Sau khi tính được số phiếu điều tra cần thiết, tác giả đã phát ra 400 phiếu và có 50 phiếu khơng hợp lệ (số lượng trả lời không đầy đủ, không đúng nội dung) số phiếu hợp lệ còn lại là 350 phiếu.

Nội dung điều tra: để có câu trả lời của các đối tượng điều tra, tác giả sử dụng phương pháp thu thập gián tiếp thông qua việc gửi phiếu khỏa sát đến các đối tượng ; hoặc có một số trường hợp tác giả tiến hành gọi điện để thu thập thông tin… Nội dung phỏng vấn đã được thể hiện tại phụ lục số 02.

Đánh giá câu trả lời

Để xác định ý kiến đánh giá của các cán bộ thuế và người nộp thuế, tác giả sử dụng thang đo Likert các câu hỏi tương ứng với 5 mức đánh giá. Căn cứ vào kết quả điều tra với từng mức độ để quy ra điểm, tính điểm trung bình theo cơng thức:

Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B. Trong đó:

a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.2: Thang đo Likert và ý nghĩa của các mức đánh giá

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Tốt 4,2 - 5,0

4 Khá 3,4 - 4,2

3 Trung bình 2,6 - 3,4

2 Yếu 1,8 - 2,6

1 Kém 1,0 - 1,8

Để xem xét độ phân tán của câu trả lời, nghiên cứu sửu dụng độ lệch chuẩn thì độ lệch chuẩn sẽ được tính tốn như sau:

SD = √ 1

𝑛−1∑𝑛 (𝑥𝑖 − 𝑥̅)2

𝑖=1 trong đó n là số giá trị của x

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

2.2.2.1. Xử lý thông tin và phân loại thông tin

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng rất loại thông tin như thơng tin định lượng, thơng tin định tính, thơng tin qua các năm… Chính vì vậy, tác giả tiến hành phân loại thơng tin theo các tiêu chí khác nhau đảm bảo tính logic và khoa học. Từ đó thấy được sự thay đổi và phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu trong luận văn của mình.

2.2.2.2. Tổng hợp thông tin bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị

Các thông tin liên quan đến quản lý công tác thu thuế từ các đối tượng khảo sát sau khi xử lý được trình bày bằng 02 hình thức là bảng thống kê và đồ thị thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thực hiện thơng qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất và số nhỏ nhất. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về tình hình quản lý NNT, tình hình kê khai thuế, kết quả thu nộp, kết quả kiểm tra, tình hình quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Tức là trên cơ sở các số liệu thu ngân sách, số liệu kê khai thuế, nợ thuế, kết quả kiểm tra thuế... đề tài so sánh cả về số tuyệt đối, số tương đối theo từng chỉ tiêu, so sánh số thực hiện với kế hoạch giao trong cùng kỳ và cùng kỳ năm trước để đánh giá về các yếu tố phát triển hay hạn chế có sự tác động về chủ quan và khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 38)