Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình phước (Trang 31 - 33)

- Hệ thống đường giao thông: mạng lưới giao thông huyện Phước đã cơ

bản đảm bảo nhu cầu cho việc đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông đường bộ có tuyến Quốc lộ 1, đường Quốc lộ đoạn tránh thành phố Đồng Hới, đường Hồ Chí Minh hai nhánh Đông và Tây, tỉnh lộ 10 và đường 4B, đường bờ biển Hải Ninh, 12 tuyến huyện lộ, đường giao thông đô thị, đường giao thông nông thôn. Đến nay toàn bộ 15 xã, thị trấn của huyện đã có đường giao thông nông thôn vào trung tâm xã, xe ô tô đi lại thuận tiện, giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng của nhân dân và các dân tộc toàn huyện Phước. Tuy nhiên hệ thống giao thông ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, có 2 Bản của xã Trường Sơn chưa có đường vào là Bản Sắt và Bản Dốc Mây. Muốn vào được các Bản này phải đi theo đường rừng hết sức khó khăn, mùa mưa lũ thì hoàn toàn không vào được Bản.

Do vậy, trong thời gian tới cần phải có những biện pháp, giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng hệ thống giao thông của huyện, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Thuỷ lợi của huyện: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ

và ngân sách địa phương, huyện đã xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ. Toàn huyện có 13 hồ chứa nước đã đưa vào sử dụng, 1 hồ chứa nước đang trong quá trình thi công; 37 trạm bơm điện và 103,814 km kênh mương nội đồng được xây dựng kiên cố hoá, phân bố đều trên địa bàn huyện.

Huyện Phước hiện nay có 2 Trạm thuỷ nông: Trạm Thủy Cam Ly và Trạm thủy nông Mỹ Trung. Công tác quản lý khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi được đảm bảo trong mùa mưa lũ, phục vụ tưới tiêu kịp thời theo yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, ở một số xã vùng cao do địa bàn, địa hình chủ yếu là đồi núi nên hệ thống thuỷ lợi còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết là tưới nhờ

nguồn nước tự nhiên, vì vậy hạn chế cho việc luân canh cây trồng nhất là đối với cây trồng vụ Đông - Xuân.

- Trường học, Trạm xá: Toàn huyện có 56 trường học, trong đó có 3 trường phổ thông trung học; 16 trường trung học cơ sở, 22 trường Tiểu học và 15 trường mầm non. Đến nay đã có 100% số phòng học được ngói hoá, đã xoá bỏ được chế độ học ba ca, các xã và thị trấn đã có phòng học cao tầng.

Toàn huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 1 Trung tâm y tế dự phòng, 15 trạm xá đáp ứng đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người dân của huyện.

- Các công trình xây dựng khác: Như vấn đề nước sạch nông thôn,

điện... đã được chính quyền huyện quan tâm. Tại các xã vùng cao đã ổn Phước được vấn đề du canh du cư, giải quyết nước sạch ở các vùng xa đô thị, đưa điện lưới quốc gia tới 15/15 xã, thị trấn của huyện; một số Bản của xã Trường Sơn, Trường Xuân điện lưới chưa đến được thì hiện này đang triển khái Dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời đảm bảo cơ bản đời sống của nhân dân những vùng này. Lưu vực sông Long Đại có khả năng xây dựng thủy điện với công suất vừa và nhỏ từ 1,5 – 15Kw; Đường dây 500Kv mạch I và mạch II, đường dây 110Kv Đồng Hới – Đông Hà và đường dây 35Kv chạy qua, trạm biến áp 110Kv Áng Sơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình phước (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w