Năm 2012, trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, việc phát triển kinh tế xã hội của huyện Phước gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, đã khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế -
xã hội, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 có những chuyển biến tích cực. Tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2012 là 9,40%.
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế đến năm 2012
ĐVT: Triệu đồng (Giá so sánh năm 2010)
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2010(%) Giá trịNăm 2011(%) Giá trịNăm 2012(% ) TTBQ Tổng giá trị sản xuất 1369993 100 162494 8 100 1777769 100 Ngành NLT 604919 44.15 630985 38.83 654078 36.79 13.91 Ngành CN- XD 259049 18.91 345633 25.23 387086 28.25 3.98 Ngành TM- DV 506025 36.94 648330 47.32 736605 53.77 22.24 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Phước
* Sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản
- Trồng trọt: sản xuất nông nghiệp năm 2012 mặc dù gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết, giá cả hàng nông sản thấp ảnh hưởng tâm lý người nông dân, tuy nhiên kết quả sản xuất nhìn chung đạt khá và được mùa toàn diện. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 11.208 ha, so cùng kỳ năm 2011 tăng 4,01%. Tổng sản lượng lương thực đạt 45.538 tấn, tăng 0,67% so cùng kỳ và tăng 4,69% so kế hoạch; trong đó, vụ Đông - Xuân đạt 31.496 tấn, tăng 0,9% so năm 2011 và 6% kế hoạch; Vụ Hè Thu đạt 13.935 tấn, tăng 0,16% so cùng kỳ.
- Chăn nuôi: Nhờ thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển, chú trọng nâng cao chất lượng tổng đàn, phát triển đa dạng các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trạng trại. Trong chăn nuôi một số con giống như: gà, bò, lợn, ong đã có hiệu quả trong tăng năng suất, có lợi cho nhà nông. Hiện nay toàn huyện có đàn trâu: 3.621 con; đàn bò 5.031 con; đàn lợn 31.287 con; tổng đàn gia cầm là 649.005 con; sản lượng thịt xuất chuồng 5.940 tấn.
- Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng mới đạt 402,25 ha; trong đó lâm trường trồng 264,7 ha, hộ gia đình 137,55 ha. Tổng diện tích cây cao su toàn huyện đạt 399,7 ha; trong đó diện tích khai thác đạt 30 ha. Khoanh nuôi tái sinh 1.424 ha. Trong năm 2012, toànhuyện khai thác 1.767 ha; sản lượng gỗ khai thác đạt 12.881 m3.Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 75%.
- Thuỷ sản: Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 3.100 tấn, so cùng kỳ năm 2011 tăng 18%; trong đó: Khai thác 2.021 tấn, tăng 28,9% so cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng 1.079 tấn, tăng 1,98% so cùng kỳ.
Về khai thác: Nhìn chung, khai thác biển đạt kết quả khá, ngư dân bám ngư trường để khai thác, một số hộ ở xã Hải Ninh đã mạnh dạn đầu tư tàu đánh cá công suất lớn để đánh bắt xa bờ; đến nay, tàu thuyền khai thác biển toàn huyện có 530 chiếc; trong đó 17 tàu đánh cá công suất từ 33CV-220CV để đánh bắt xa bờ.
Về nuôi trồng: sản lượng tăng chủ yếu tổ hợp tác xã nuôi tôm trên cát ở Hải Ninh, nuôi nước lợ ở thị trấn Quán Hàu, Hàm Ninh, Võ Ninh, Lương Ninh. Diện tích đưa vào nuôi trồng toàn huyện đạt 1.011,67 ha, so cùng kỳ bằng 99,7%; trong đó: Nuôi tôm 128,2 ha; nuôi cá 898,7 ha; nuôi cua 2,7 ha.
- Công tác khuyến nông, ứng dụng KHKT: Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân đã được chú trọng góp phần nâng cao kỹ năng canh tác của người dân trong sản xuất. Trong năm tổ chức 17 lớp tập kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản với hơn 850 lượt người tham gia.
Thử nghiệm và khuyến cáo các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện, đưa vào sản xuất diện rộng phù hợp với biến đổi khí hậu như lúa TBR1, HT6, P6 đột biến... Các mô hình thử nghiệm như: nuôi dúi, kỳ đà, trồng Thanh Long ruột đỏ trên vùng đồi trong năm đầu cho thấy khả năng thích nghi, có triển vọng nhân rộng thời gian tới.
* Sản xuất Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng:
Giá trị sản xuất Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng năm 2012 đạt 387.086 triệu đồng tăng 11,99% so với năm 2011;
Sản xuất công nghiệp tuy có phát triển nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Nhà máy xi măng Áng Sơn II vẫn duy trì hoạt động, đã được UBND tỉnh thông báo bán cho Công ty VICEM Hải Vân. Nhà máy xi măng Áng Sơn I gặp nhiều khó khăn, đang tạm ngừng sản xuất. Nhà máy chế biến Dong Riềng xuất khẩu Long Giang Thịnh đã đưa vào vận hành cho ra 4.195 tấn sản phẩm, chủ yếu là tinh bột sắn. Tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề nông thôn duy trì phát triển, các sản phẩm chủ yếu như nước mắm, khoai kẹo Hải Ninh, rượu Võ Xá, mộc dân dụng, các cơ sở sản xuất gạch Blốc... Một số cơ sở sản xuất ở khu làng nghề thị trấn Quán Hàu hoạt động khá như: HTX mộc mỹ nghệ Quyết Thắng - gia công chế biến gỗ, cơ sở sản xuất gạch blốc.
* Các ngành dịch vụ:
Hoạt động kinh doanh thương mại và du lịch trên địa bàn tiếp tục phát triển đạt mức tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 736.605 triệu đồng,tăng 13,62% so với năm 2011.
Công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch luôn được chú trọng để thu hút đầu tư và du khách đến tham quan. Hoạt động du lịch tại bãi biển Hải Ninh thu hút được khách ngày càng tăng nhờ sự đầu tư nâng cấp tuyến đường Gia Ninh - Hải Ninh. Khu du lịch Đảo tiên (Cồn Soi thị trấn Quán Hàu) đã được UBND tỉnh giới thiệu đầu tư, hiện Chủ đầu tư đang triển khai lập quy hoạch chi tiết. Các di tích danh thắng như di tích bến phà Long Đại, núi Thần Đinh,... được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
* Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phước:
Qua biểu đồ trên cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2012, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tỷ trọng về ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ tăng dần và tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm dần. Giá trị gia tăng của ngành thương mại dịch vụ chiếm cao nhất 53,77%.Nhưng xét về tốc độ gia tăng thì ngành công nghiệp xây dựng, xây dựng tăng cao nhất là 22,24%; thấp nhất là ngành nông lâm thủy sản 3,98%.Có thể thấy rằng kinh tế của huyện Phước đã có những bước tăng trưởng và có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tốt.
Mặc dù có xu hướng giảm về tỷ trọng, tuy nhiên ngành sản xuất nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện và huyện Phước vẫn đang là một huyện thuần nông, sản xuất mang nhiều tính chất tự cung tự cấp, quy mô sản xuất hàng hóa dịch vụ thấp. Vì vậy, vai trò của ngành nông lâm thủy sản nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng là đặc biệt quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của huyện.
2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất