B ng 2.10: ảố ượng đn th khi un i,t cáo t 2008 – 2012 ừ
2.4.3. Nguyên nhân tồn tại Quản lý Nhà nước về đất đa
- Hệ thống pháp luật đất đai chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa rõ ràng và còn phức tạp. Có hiện tượng thừa và thiếu đối với văn bản Quản lý Nhà nước về đất đai. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, làm giảm tác dụng của Luật.Trong thực thi nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về đất đai giữa các Bộ, ngành Trung ương với chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, xã) thiếu sự liên kết gắn bó trong quản lý.
- Luật đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã nhưng về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng, do đó có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa tỉnh với thành phố, giữa tỉnh với huyện, giữa huyện với phường xã. Thực tế chính quyền xã là cấp cơ sở xác dân, trực tiếp mọi vấn đề, phát hiện những vướng mắc đầu tiên, nhưng pháp luật đất đai chưa quy Phước rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cấp thôn, xã trong khi đó sự kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc của các cơ quan cấp trên trong thực thi pháp luật chưa được thường xuyên, chặt chẽ.
- Sự đổi mới hoạt động Quản lý Nhà nước về đất đai chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa gắn với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý của chính quyền địa phương.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong Quản lý Nhà nước về đất đai chưa được chú trọng, gần như giao cho cơ quan tài nguyên và môi trường huyện thực hiện.
- Tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền huyện chưa tốt, còn thụ động chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên liên tục trong quản lý. Tư tưởng chậm đổi mới, có Luật nhưng còn chờ Nghị Phước; có Nghị Phước lại chờ Thông tư, Quyết Phước hướng dẫn của các Bộ, ngành và tỉnh, nên triển khai Luật chậm. Tâm lý đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, ngại đổi mới vẫn còn nặng nề trong đội ngũ cán bộ công chức của huyện. Nhiều nội dung của Luật chưa được thực hiện nghiêm túc, nặng hình thức.
- Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhưng đi vào cụ thể từng việc còn thiếu minh bạch, rõ ràng. Trong khi đó, thủ tục hành chính thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,... giải quyết các vấn đề vi phạm đất đai như quyết Phước xử phạt hành chính, giải quyết tranh chấp, thừa kế, thế chấp,... chưa được chi tiết hóa cụ thể và công khai, nếu không làm tốt vấn đề này thì quyền lợi từ đất đai sẽ bị phân chia trái pháp luật, gây thất thoát cho Nhà nước, tạo lợi ích cho người ra quyết Phước và một số người được hưởng lợi từ các quyết Phước hành chính này.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ. Thiếu kiểm tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn cấp trên. Tình trạng "trên bảo dưới không nghe" hoặc "dưới báo cáo trên lờ đi" còn xảy ra.Mặc dù, người dân kêu ca phàn nàn nhiều, nhất là trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng công tác này nhiều năm vẫn chưa biến chuyển.
- Công tác cán bộ còn thiếu và yếu, một bộ phận cán bộ công chức năng lức, đạo đức chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng khó thay thế. Chế độ lương thưởng chưa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp luật về đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống.