Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tàichính của cơ quan nhànước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 28 - 31)

6. Bố cục của luận văn

1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tàichính của cơ quan nhànước

1.1.5.1. Nhân tố khách quan

* Chính sách nhà nước: mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động tài chính của cơ quan nhà nước nói riêng chỉ có thể đi vào thực tiễn khi nó được cụ thể hoá thành luật. Vì thông qua pháp luật mọi yêu cầu của quản lý được cụ thể hoá thành các quy tắc, quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến quản lý, đồng thời quy định các biện pháp bảo

đảm cho quyền và nghĩa vụ được thực hiện. Trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và đối với mỗi chủ thể khác nhau được pháp luật quy định có những quyền và nghĩa vụ khác nhau, nhờ đó trật tự trong nền kinh tế được duy trì. Ví dụ, để thực hiện chủ trương mở rộng quyền tự chủ về tài chính cho các CQHCNN, Nhà nước thông qua pháp luật quy định cho các CQHCNN có quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý kinh phí hành chính được giao thực hiện chế độ tự chủ phù hợp với nhiệm vụ được giao và đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ chế thị trường. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các CQHCNN thực hiện được vai trò tự chủ của mình. Pháp luật là cơ sở cho hoạt động tài chính của cơ quan nhà nước và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều hành, giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nếu chỉ có pháp luật thì chưa đủ, mà điều quan trọng cần phải thực hiện tiếp theo là phải đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cơ chế quản lý tài chính của các CQHCNN đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy các cơ quan nhà nước sẽ chịu ảnh hưởng lớn và có rất nhiều thay đổi về quản lý tài chính trong thời gian tới.

* Đặc thù của các cơ quan nhà nước

Các chức năng của bộ máy nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước trong thể thống nhất. Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, gồm một tập thể người hay một người thay mặt nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm vụ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của nhà nước bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định.

Đặc thù của cơ quan nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý tài chính của cơ quan nhà nước. Những đặc điểm đặc thù của cơ quan nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của cơ quan nhà nước, do đó, Nhà nước cần phải có những chính sách, quy định cụ thể để các cơ quan nhà nước có điều kiện hoạt động nhằm thực hiện thành công việc tổ chức lại bộ máy, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cán bộ công chức, thực hiện sắp xếp biên chế hợp lý, trên cơ sở đó từng bước nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

* Tình hình kinh tế tài chính của đất nước

Trong những năm trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước thực hiện chế độ bao cấp nguồn tài chính từ ngân sách

cho phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội, đã không phát huy vai trò thực sự quan trọng của tài chính đối với các hoạt động kinh tế - xã hội dưới sự điều khiển của nhà nước. Để có một cơ chế quản lý tài chính thực thi hiệu quả đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định tương ứng với yêu cầu hoàn thiện của nó, muốn đáp ứng được những đòi hỏi điều kiện vật chất này thì nhất thiết phải có một nền kinh tế tài chính phát triển ổn định, hiệu quả và công bằng.

1.1.5.2. Nhân tố chủ quan

* Nhiệm vụ được giao hàng năm của cơ quan hành chính nhà nước

Các nguồn kinh phí giữ vị trí trọng yếu trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển đối với các hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước, phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế, để duy trì cho bộ máy hoạt động và thực hiện các nghiệp vụ hành chính, là bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của CQHCNN.

Xuất phát từ yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, các CQHCNN căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch triển khai thực hiện để lập kế hoạch thu, chi nguồn kinh phí theo cơ chế quản lý tài chính được quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, đồng thời mở rộng tính độc lập, tự chủ của các CQHCNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, do đó có thể nói nhiệm vụ được giao hàng năm của các CQHCNN gắn liền với cơ chế quản lý tài chính và là nhân tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính ở những mức độ khác nhau.

* Trình độ quản lý của lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước

Việc coi nhẹ công tác tài chính sẽ ảnh hưởng đến các khâu của tổ chức bộ máy quản lý và sự phân công tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa các bộ phận, đây là vấn đề đặt ra đối với trình độ quản lý của lãnh đạo CQHCNN trong lĩnh vực tài chính. Nếu lãnh đạo CQHCNN có trình độ về quản lý tài chính thì quá trình sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị sẽ đảm bảo phát huy hết chức năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm cho thu nhập của cán bộ, công chức được nâng cao hơn, từ đó họ sẽ gắn bó, tận tâm với công việc, thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngược

lại, trình độ quản lý của lãnh đạo CQHCNN chỉ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chuyên môn của cơ quan mình, chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý tài chính nội bộ, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý tài chính, dễ gây ra lãng phí, thất thoát các nguồn tài chính, không nâng cao được chất lượng, hiệu suất công việc, tính năng động, sáng tạo của đội ngũ CBCC thực thi nhiệm vụ. Do đó, trình độ quản lý tài chính của các lãnh đạo CQHCNN là nhân tố không thể thiếu đối với quản lý tài chính.

* Trình độ chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán

Con người luôn là yếu tố quyết định của mọi sự thành công, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trong bộ máy CQHCNN, con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của cơ chế quản lý tài chính. Do vậy, để nâng cao và phát huy hiệu quả cơ chế quản lý tài chính thì trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán là nhân tố cần thiết để thực hiện đúng vai trò quản lý tài chính. Với đội ngũ cán bộ tài chính kế toán có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng tiếp thu những khoa học công nghệ hiện đại sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý tài chính, vì họ là những người tham mưu, đề xuất những ý kiến phù hợp với hoạt động của cơ quan, theo đúng chính sách, chế độ để trên cơ sở đó giúp thủ trưởng cơ quan hành chính có những quyết định quản lý đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao; Đồng thời, cán bộ công chức làm công tác tài chính kế toán là người trực tiếp thực hiện các cơ chế, chính sách, từ đó giúp cho việc sử dụng các nguồn tài chính tiết kiệm, cơ chế quản lý tài chính có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)