Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 79)

6. Bố cục của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân tồn tại

* Nguyên nhân khách quan

- Về kiểm soát hệ thống quy chế chitiêu

Hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Công an tỉnh tuy đã được xây dựng khá chi tiết, rõ ràng nhưng vẫn chưa đầy đủ. Một số khoản chi thường xuyên phát sinh, nhưng chưa được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ, mà thực hiện theo quyết định của thủ trưởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai, dân chủ trong quá trình quản lý tàichính.Chưa xây dựng được kế hoạch chi tiêu trung hạn và dài hạn nên thiếu căn cứ trong khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, việc phân bổ nguồn lực không tập trung được cho việc thực hiện các chiến lược, bị cắt khúc.

Việc rà soát các văn bản quy định về lĩnh vực tài chính tại các đơn vị và do đơn vị ban hành chưa được tiến hành kịp thời, cho nên đơn vị vẫn tiếp tục thực hiện chi tiêu theo những quy định đã lạc hậu, gây ảnh hưởng không tốt đến việc chấp hành NSNN. Ngoài ra, việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các văn bản về chế độ, quy định mới của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán tại đơn vị còn chưa kịp thời, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Việc kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính tại Công an tỉnh chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời; Công tác tự kiểm tra tài chính - kế toán của Công an tỉnh cũng chưa được quan tâm đúng mức.

* Nguyên nhân chủ quan

- Về công khai tài chính, thanh tra, kiểm tra tàichính

Một số lĩnh vực quản lý chưa có quy định cụ thể về công khai tài chính, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban và đơn vị trực thuộc Công an tỉnh Yên Bái chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc quản lý tài chính tại các đơn vị.Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và theo chuyên đề tại các đơn vị thuộc Công an tỉnh Yên Bái. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý tài chính một cách đúng mức để nâng cao ý thức chấp hành quy định quản lý tài chính của các đơn vị.

- Về nguồn nhân lực làm công tác tàichính: Chất lượng công chức không đồng đều, một số công chức chưa có đủ kinh nghiệm cần thiết để giải quyết công việc độc lập, công tác tham mưu còn hạn chế, chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất ý kiến để giải quyết côngviệc.Vẫn còn tình trạng dự trù, phân bổ và triển khai thực hiện kinh phí từ NSNN thiếu tập trung, dàn trải, quá thời gian quyđịnh.

Chương 4

GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝTÀI CHÍNH TẠI CÔNG AN TỈNH YÊN BÁI

4.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtại Công an tỉnh Yên Bái

Cơ chế quản lý tài chính của Công an tỉnh Yên Bái phải được hoàn thiện và đổi mới theo phương châm nhất quán với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý tài chính nói chung, đồng thời đảm bảo nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm do Đảng và Nhà nước giao về công tác bảo đảm an ninh trật tự,... nhằm giữ vững tình hình an ninh trật tự, hạn chế các tác động tiêu cực, những điểm nóng, gây mất trật tự trị an. Để hoàn thành tốt chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái đòi hỏi phải làm tốt những nội dung sau:

- Hoàn thiện quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Công an tỉnh Yên Bái

Mục tiêu của quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Công an tỉnh Yên Bái trong thời gian tới là không ngừng củng cố nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tốt chức năng, nhiệm vụ của Công an tỉnh và các phòng, đơn vị trực thuộc, hoàn thiện các mục tiêu, góp phần nâng cao chất lượng công tác an ninh trật tự tại Công an tỉnh Yên Bái.

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý NSNN tại Công an tỉnh Yên Bái phải quán triệt đường lối, chính sách về CAND và pháp luật về quản lý tài chính nói chung và nhiệm vụ của Công an tỉnh nói riêng.

Thứ hai, tập trung cơ cấu lại NSNN theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN tại các phòng, đơn vị. Đồng thời, đa dạng hóa nguồn thu, mở rộng nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu tại các đơn vị có thu để đảm bảo tính ổn định lâu dài của thu ngân sách.

Thứ ba, đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách tại Công an tỉnh Yên Bái, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển.

Thứ tư, hoàn thiện quản lý NSNN phải đi đôi với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý NSNN. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính. Hoàn thiện chế độ thông tin báo

cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình về kết quả của các đơn vị cung ứng dịch vụ công.

Thứ năm, hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính khuyến khích việc huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ,công chức, sỹ quan, công an nhân dân.

Thứ sáu, cần nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý lao động, biên chế và tài chính, thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý, tinh giản biên chế, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Thứ bảy, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước tại Công an tỉnh Yên Bái và các đơn vị.

Thứ tám, nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia.

Thứ mười, cần tạo nguồn kinh phí chủ động cho các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tại Công an tỉnh Yên Bái.

Hiện nay, Công an tỉnh được Bộ Công an phân bổ kinh phí hàng năm, nhưng nhu cầu tài chính cho công tác đảm bảo an ninh trật tự thường lớn hơn rất nhiều so với nguồn kinh phí được phân bổ. Trong trường hợp phát sinh các điểm nóng, xung đột gây rối, Công an tỉnh Yên Bái phải ứng trước kinh phí hoạt động và tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự toán trong năm, hoặc bổ sung dự toán cho năm tiếp theo. Đặc biệt, có những trường hợp, nguồn kinh phí xử lý điểm nóng do Bộ Công an phân bổ về Công an tỉnh, tạo ra sự không thống nhất trong quản lý tài chính của đơn vị. Vì vậy, với hoạt động đặc thù của mình, Công an tỉnh Yên Bái cần phải được chủ động về tài chính cho công tác an ninh. Nguồn tài chính này có thể là nguồn kinh phí NSNN cấp dự phòng hàng năm cho nhiệm vụ, được bổ sung thường xuyên và linh hoạt. Bộ Công an giao trực tiếp cho Công an tỉnh Yên Bái quản lý nguồn tài chính và có trách nhiệm báo cáo, giải trình với cấp có thẩm quyền nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt về tài chính cho các nhiệm vụ ANND.

4.2. Giải pháp cải thiện công tác quản lý tài chính Công an tỉnh Yên Bái

4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

* Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tàichính Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Giải pháp trước mắt là cần cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính, rà soát đánh giá lại toàn bộ nhân lực quản lý tài chính cả về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Qua đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới.

Công tác tuyển dụng nhân lực quản lý tài chính cần phải thực hiện nghiêm túc, trong đó chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức phải được đặt lên hàng đầu. Quá trình tuyển dụng nên thông qua tổ chức thi tuyển nhân viên công khai, có tiêu chí đánh giá đầy đủ các mặt, minh bạch, khách quan,... để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất cho công tác tài chính, kế toán. Đối với nguồn nhân lực làm công tác kế toán tại Ban và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được quy định, từng bước chấn chỉnh việc tiếp nhận, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức danh kế toán nhằm tạo ổn định cho bộ máy kế toán, đảm bảo chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài chính kế toán tại các đơn vị kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán.

* Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tàichính

Một trong những nhân tố quan trọng trong quản lý, điều hành tài chính đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Quản lý tài chính là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý, điều hành tài chính trong CQNN luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình thựctiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, nhất là thực hiện các chủ trương, chính sách mới, các nghiệp vụ mới phát sinh. Công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công chức trong lĩnh vực tài chính cần phải gắn với đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng. Cần thiết phải có sự phối hợp

chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng chống tham nhũng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính trong các đơn vị Công an tỉnh Yên Bái. Nâng cao chất lượng bộ máy cán bộ quản lý tài chính phải được coi là trách nhiệm của Công an tỉnh Yên Bái, cụ thể

Thứ nhất, Công an tỉnh Yên Báicần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý tài chính của Công an tỉnh qua các lớp lý luận chính trị trung, cao cấp, QLNN, thạc sĩ chuyên ngành kế toán, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán…

Thứ hai, xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý tài chính bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về QLNN, về kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên tâm công tác. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm nhiệm vụ của cán bộ quản lý tài chính và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý thu chi tài chính.

Thứ ba, Công an tỉnh Yên Bái cần tăng cường phối hợp và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an về hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại Công an tỉnh. Đồng thời, Công an tỉnh Yên Bái cần quan tâm tốt hơn nữa về chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý tài chính; Thực hiện tốt việc tổ chức thi, xét tuyển công chức, viên chức như việc ưu tiên bằng cấp thạc sĩ, đại học chính quy trường quốc lập, tuyển dụng làm việc phải đúng ngành, có năng lực để tạo nguồn phát triển hiệu quả cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt sau này.

* Xây dựng và hoàn thiện quy chế tài chính mới phù hợp điều kiện hiện nay Quy chế tài chính là một yếu tố quan trong việc tạo ra động lực tích cực khai thác nguồn thu, quản lý chi tiêu tài sản của đơn vị. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thống nhất nhằm tăng tính chủ động trong việc khai thác các nguồn thu từ NSNN và hoạt động sự nghiệp về tôn giáo đòi hỏi phải xây dựng một quy chế cho phù hợp với

cơ chế tài chính này, đặc biệt là quy định về quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản,chi chế độ cho con người, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí...

4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và lập dự toán ngân sách nhà nước

Về xây dựng dự toán NSNN cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về CAND, thông qua thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi thông các nguồn lực cho công tác CAND, tăng mức và tỷ trọng NSNN đầu tư cho con người, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ CAND. Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc xây dựng và lập dự toán chi ngân sách của Công an tỉnh cần căn cứ dự toán phân bổ ngân sách. Xây dựng và lập dự toán chi ngân sách về chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên bố trí vốn để thanh toán khối lượng công trình xây dựng trụ sở mới và sửa chữa trụ sở cũ. Xây dựng dự toán chi thường xuyên cần phải chú trọng đối với lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chi sự nghiệp kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn và các nguồn kinh phí tự chủ không được giao thấp hơn mức dự toán do Bộ Công an giao; Những khoản chi thường xuyên không có định mức phân bổ, dự toán năm kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm báo cáo, dự kiến nhiệm vụ năm kế hoạch, số kiểm tra ngân sách năm kế hoạch được thông báo và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành.

4.2.3. Tăng cường quản lý thu chi tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái

* Hoàn thiện việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Trong quá trình thực hiện chi ngân sách phải chủ động bám sát các chi tiêu đã được Công an tỉnh Yên Bái quyết định. Các hoạt động đột xuất ngoài dự toán phải được cân nhắc, tính toán cẩn thận trước khi quyết định, với phương châm tìm được nguồn bổ sung mới quyết định chi. Ưu tiên chi thường xuyên cho các khoản chi phục vụ hoạt động của bộ máy quản lý và các đối tượng chính sách xã hội như các khoản chi lương, phụ cấp lương, các khoản bảo đảm xã hội. Biện pháp cần thiết để chấn chỉnh là:

các khoản chi từ NSNN phải được kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Yên Bái. Kho bạc Nhà nước cần cương quyết từ chối thanh toán đối với các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo Luật NSNN, theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa quá trình quản lý chi ngân sách. Trong lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế cần thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền, chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị thụ hưởng từ ngân sách, để làm cho ngân sách của Công an tỉnh sử dụng có hiệu quả, không lãng phí, tiết kiệm, chi đúng theo quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu, giảm tối thiểu quyết toán ngân sách sai, tránh tình trạng xuất toán thu hồi khoản chi năm trước, để quyết toán ngân sách đơn vị ngày càng tốt hơn nữa.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của Lãnh đạo Công an tỉnh đối với quản lý chi ngân sách nhà nước: Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của đạo Công an tỉnh trong quản lý chi tiêu ngân sách là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)