Quá trình hình thành và phát triển củaCông an tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 45 - 47)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củaCông an tỉnh Yên Bái

Hơn 70 năm qua, cùng với lực lượng công an nhân dân cả nước, lực lượng Công an tỉnh Yên Bái đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, luôn thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với chính quyền, gắn bó máu thịt với nhân dân. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và Lãnh đạo Bộ Công an, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang địa phương, Công an tỉnh luôn quán triệt sâu sắc và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, thực hiện tốt các mặt công tác, động viên cán bộ, chiến sỹ vượt qua nhiều khó khăn, thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tỷ lệ khám phá án hàng năm đạt từ 80%-85%, riêng trọng án nhiều năm đạt 100%.

Công an tỉnh đã tập trung quán triệt và thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu xuyên suốt đối với công tác công an là nắm vững tình hình, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp, xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ; Chủ động đấu tranh trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trong mọi tình huống; Bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ công cuộc đổi mới, giữ vững môi trường ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, quan tâm tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng về công tác an ninh trật tự, nhất là Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình theo hướng sâu, sát cơ sở, không để xảy ra điểm nóng về an ninh; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh – trật tự, tăng cường tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm và trật tự an toàn xã hội.

Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp, các ngành, đoàn thể tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện với nhiều hình thức phong phú, sinh động; chủ động xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, lực lượng Công an làm nòng cốt” trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự; Củng cố nhiều tổ chức quần chúng làm công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn; Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” và phong trào thi đua “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, kết hợp với các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua yêu nước của địa phương như: “Xóa đói giảm nghèo”, “Xây dựng nông thôn mới”. Đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự theo cơ chế “Dân tổ chức, dân tự quản lý, dân thực hiện, dân nuôi” có sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, Công an nhân dân tham mưu, hướng dẫn thực hiện... Từ gia đình, thôn xóm, đến các xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học… đã xuất hiện nhiều mô hình quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, điển hình như: Mô hình “Khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội”; “Tổ an ninh tự quản”; “Cụm liên kết bảo vệ an ninh, trật tự”; “Dòng họ tự quản về an ninh trật tự”; “Xã an toàn về an ninh, trật tự”, các câu lạc bộ như: “Phòng, chống ma túy”, “Thắp sáng niềm tin”, “Nông dân với pháp luật”, “Nông dân phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”…, góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh Quốc gia; Phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng sâu rộng và hiệu quả; Tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ sức mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chủ động phòng ngừa và tấn công trấn áp tội phạm, không để hình thành các băng, nhóm tội phạm có tổ chức, xây dựng địa bàn trong sạch; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không để xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật; Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)