Những mặt hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 77 - 79)

6. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những mặt hạn chế, tồn tại

- Về lập dự toán NSNN

Công tác lập dự toán thu - chi từ NSNN tại các đơn vị thuộc Công an tỉnh Yên Bái được đánh giá chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao hàng năm. Các cán bộ kế toán, tài chính của đơn vị gặp nhiều khó khăn trong dự trù thu - chi NSNN hàng năm đảm bảo yêu cầu đúng, đủ và hiệu quả. Công tác dự báo chi còn yếu, thiếu phương pháp khoa học, thiên về đánh giá, dự báo mang tính cảm tính. Dự toán chi NSNN vẫn mang tính chất bao cấp, nặng về phân chia, chưa có những khoản mục chi mạnh, đủ tầm để tạo hiệu quả cao trong công tác bảo đảm an ninh trật tự; thiếu những lựa chọn ưu tiên chi mang tính chiến lược. Mặt khác, do tính chất của công tác an ninh khó dự báo, các nhiệm vụ phát sinh ngày càng nhiều, đan xen qua các năm,nên việc tính toán định mức phân bổ chi NSNN cho các nhiệm vụ của đơn vị dễ bị chồng lấn, có những khoản chi được phân bổ nhiều lần, song có những khoản chi không được phân bổ trong dự toán. Vì vậy, hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi NSNN của Công an tỉnh Yên Bái không cao, làm gia tăng số lần điều chỉnh dự toán trong năm của đơn vị.

Mặt khác, căn cứ để xác định mức phân bổ ngân sách trong một số lĩnh vực chưa khoa học, như chi cho các nhiệm vụ đặc thù của công tác an ninh. Định mức phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ đặc thù của công tác an ninh ở cơ sở thường dựa trên đặc điểm tình hình địa phương như tổng số NSNN cấp hàng năm, thu ngân sách của địa phương hàng năm, mà chưa quan tâm đầy đủ đến tính chất, mức độ, phạm vi hoạt động của các đơn vị tại địa phương. Điều đó dẫn đến có những địa phương nhận được mức hỗ trợ cao, có địa phương nhận mức hỗ trợ không đáp ứng nhu cầu hoạt động của địa phương.

Công tác đảm bảo an ninh trật tự phát sinh ngày càng gia tăng theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước cả về số vụ việc và tính chất phức tạp, thường xuyên của hoạt động của các đối tượng gây mất trật tự trị an. Điều đó đòi hỏi công tác chỉ đạo phải được tăng cường, trong đó công tác kiểm tra, giám sát, thực tế xuống địa phương phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.Tuy nhiên, nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trên được phân bổ trong dự toán NSNN hạn chế, không đáp ứng đủ cho nhiệm vụ của công tác an ninh trật tự. Điều này khiến cho hoạt động chi NSNN chưa

thực sự chủ động, linh hoạt và một số khoản chi kém hiệu quả. - Về điều chỉnh dự toán ngânsách

Công tác lập dự toán chi ngân sách hàng năm rất khó xác định được kinh phí để giải quyết điểm nóng trong năm là bao nhiêu, các thông tin về an ninh, tình báo trật tự là bí mật quốc gia nên rất khó tiếp cận, do vậy Công an tỉnh Yên Bái thường xuyên phải điều chỉnh dự toán ngân sách. Có những đơn vị, đến giữa Quý IV vẫn báo cáo điều chỉnh dự toán do các sự kiện phát sinh đột xuất, không thể chuyển vào dự toán của năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm, Công an tỉnh đã thực hiện trích lập dự phòng ngân sách để đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh phí giải quyết các điểm nóng song hiệu quả chưa rõ nét vì nguồn kinh phí dự phòng còn ít. Vì vậy, gây khó khăn, bị động đối với các đơn vị dự toán, chủ đầu tư trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; Giảm hiệu quả trong việc quản lý nguồn lực và gây khó khăn trong việc bố trí nguồn để thanh toán, chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đơn vị. Dự toán ngân sách hàng năm của Công an tỉnh Yên Bái có xu hướng điều chỉnh qua từng năm.

- Về kiểm soát chi và điều hành ngânsách

Dù đã thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm soát chi NSNN hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Công an, song Công an tỉnh Yên Bái vẫn chưa tiến hành kiểm soát cam kết chi NSNN đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Vì vậy, một mặt làm công tác quản lý chi NSNN chưa hiệu quả và chưa nâng cao được trách nhiệm, kỷ luật tài chính đối với cơ quan tài chính Công an tỉnh, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN.Các quy định hướng dẫn về chi ứng trước dự toán NSNN chưa cụ thể, rõ ràng như: Tiêu chí để xác định những loại dự án, nhiệm vụ nào là cấp bách, cần phải đẩy nhanh tiến độ; Chưa quy định cụ thể năm thu hồi vốn ứng trước (nên vốn ứng trước có thể được thu hồi trong năm sau hoặc trong nhiều năm sau); Việc quy định tổng mức chi ứng trước trong dự toán năm sau là chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn, còn khá cao so với thực tế khả năng cân đối NSNN hiện tại,...

Công an tỉnh Yên Bái đã thực hiện chế độ công khai dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ kinh phí, song chưa quy định việc đánh giá giải trình và thuyết minh số

liệu công khai, nên dẫn đến việc công khai còn thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, hiện cũng chỉ mới quy định công khai về dự toán và quyết toán NSNN, chưa công khai về tình hình thực hiện dự toán ngân sách của các cấp và các đơn vị dự toán ngân sách, nên việc công khai NSNN chưa đầy đủ.

Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến. Các đơn vị sử dụng NSNN chưa thực hiện các chế độ chính sách chi tiêu một cách nghiêm túc, nhất là đối với các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi công tác phí trong nước, hội nghị, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón khách nước ngoài vào Việt Nam… Các khoản chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ chứng từ hoá đơn theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)