Bài học kinh nghiệm trong quản lý tàichính tại Công an tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 36)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý tàichính tại Công an tỉnh Yên Bái

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý tài chính của Công an các tỉnh có điều kiện tương đồng Tuyên Quang và Phú Thọ, có thể rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái:

- Quản lý việc lập dự toán ngân sách nhà nước. Đơn vị cần phải thực hiện lập dự toán ngân sách năm đúng mẫu biểu, số liệu sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo theo đúng quy trình và thời gian quy định. Căn cứ vào các thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Công an về tổ chức biên chế, chiến sỹ, chế độ tiêu chuẩn về

lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn, chế độ hưu trí, phục viên và các nhu cầu kinh phí bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng,... Cơ quan tài chính thực hiện tham mưu, phối hợp lập dự toán ngân sách bảo đảm theo đúng mẫu biểu và thời gian quy định. Căn cứ vào dự toán ngân sách được thông báo tổ chức thực hiện bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, đúng nguyên tắc tài chính.

- Quản lý việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước. Cập nhật và phổ biến sâu rộng về chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn và tiêu chuẩn tài chính khác cho các đối tượng. Bảo đảm cấp phát thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ tiêu chuẩn, đúng thủ tục và nguyên tắc tài chính. Các khoản thu - chi ngân sách cho mua sắm vật tư, hàng hóa, thiết bị,... được quản lý chặt chẽ, thực hiện đầy đủ quy trình theo phân cấp quản lý. Phát huy vai trò của người đứng đầu, thực hiện quy trình giám sát của Hội đồng giá, Tổ kinh tế,...không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

- Quản lý việc kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước. Củng cố, hoàn thiện, thống nhất. Các đơn vị đã chấp hành tương đối tốt các chế độ nguyên tắc, các quy định của công tác kế toán như: Mở cơ bản đầy đủ các loại sổ sách và các tài khoản theo quy định, đăng ký ghi chép kịp thời, nội dung phản ánh trung thực rõ ràng, số liệu chính xác, các chứng từ kế toán được kiểm tra và xử lý chặt chẽ trước khi ghi sổ, chứng từ được đóng thành từng tập, được bảo quản tốt, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra. Ứng dụng CNTT vào quản lý tài chính, tài sản công.

- Quản lý việc kiểm tra, thanh tra quản lý tài chính ngân sách nhà nước. Cần có kế hoạch cụ thể về kiểm tra tài chính trong năm; Thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh công tác thanh, kiểm tra tài chính. Có chủ trương chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong công tác thanh, kiểm tra tài chín

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời những câu hỏi liên quan đến công tác quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái

- Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái trong thời gian qua như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái?

- Giải pháp nào cần được thực hiện nhằm cải thiện công tác quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập thông tin

a) Thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập là những thông tin đã được công bố chính thức từ các tài liệu ngành, sách báo, tạp chí, các ấn phẩm, báo cáo của các cơ quan quản lý các cấp, gồm:

- Các văn bản Luật, văn bản chỉ đạo ngành thuế, văn bản có liên quan từ Bộ Tài chính; Bộ Công an;

- Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của Công an tỉnh Yên Bái. Báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch dự toán NSNN của Công an tỉnh; Báo cáo tình hình thực hiện chấp hành dự toán NSNN của Công an tỉnh Yên Bái; Báo cáo đánh giá công tác chấp hành dự toán NSNN của Công an tỉnh;

- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website ngành;

- Các công trình nghiên cứu đã được công bố: Báo cáo khoa học, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan,...

b) Thu thập dữ liệu sơ cấp

Để đánh giá công tác quản lý tài chính của Công an tỉnh Yên Bái, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua bảng câu hỏi. Tiến trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện bao gồm các bước:

* Xác định mục đích và đối tượng điều tra:

- Mục đích: Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về một số nội dung trong công tác quản lý tài chính của đơn vị; Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên tài chính về tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính.

- Xác định đối tượng:

+ Cán bộ quản lý gồm Ban Giám đốc và Lãnh đạo khối các cơ quan thuộc Công an tỉnh Yên Bái gồm: Ban Giám đốc 5 người và 27 cơ quan.

+ Cán bộ nhân viên tài chính phòng Hậu cần Công an tỉnh Yên Bái 15 người. * Thiết kế bảng câu hỏi: Quy trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành theo ba bước như sau:

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết để tạo nên bảng câu hỏi ban đầu. Bao gồm các yếu tố

- Quản lý thu được thực hiện như thế nào

+ Quản lý theo quy trình thu: xây dựng định mức, chế độ thu; Lập dự toán thu hàng năm; Chấp hành dự toán thu hàng năm.

+ Quản lý theo nguồn thu: Thu ngân sách nhà nước; Từ các khoản thu khác. - Quản lý chi được thực hiện như thế nào?

+ Quản lý theo quy trình chi: Lập dự toán chi hàng năm; Chấp hành dự toán chi hàng năm.

+ Quản lý các khoản chi: Chi hoạt động thường xuyên, không thường xuyên; Quản lý sử dụng nguồn tài chính; Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật.

một số nhà quản trị để có được sự điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi xin ý kiến chính thức. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau:

Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhânlực;

Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát không cần phải gặp mặt nhau.

Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu có thể có được những thông tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệuquả. Tuy nhiên thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như sau:

Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được; Tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi có thể là chưa cao hoặc không đồng đều nhau.

* Thang đo bảng câu hỏi

Kết quả khảo sát được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8

Ý nghĩa các mức như sau:

Bảng 2.1. Ý nghĩa của các mức đánh giá trong thang đo Likerts Mức điểm Ý kiến Trung bình

khoảng cách Mô tả ý nghĩa

1 Rất không đồng ý 1,00 – 1,80 Nội dung được quản lý kém 2 Không đồng ý 1,81 – 2,60 Nội dung được quản lý yếu 3 Phân vân 2,61 – 3,40 Nội dung được quản lý đạt ở

mức trung bình

4 Đồng ý 3,41 – 4,20 Nội dung được quản lý đạt ở mức khá

5 Rất đồng ý 4,21 – 5,00 Nội dung được quản lý đạt ở mức tốt

Tác giả tiến hành điều tra toàn bộ thủ trưởng và nhân viên tài chính của Công an tỉnh Yên Bái vì vậy không sử dụng bất kỳ phương pháp chọn mẫu nào trong đề tài, tính đến tháng 7/2019:

- Lãnh đạo tại 27 phòng thuộc khối cơ quan Công an tỉnh có 81 cán bộ; - Nhân viên tài chính thuộc phòng Hậu cần có 15 cán bộ.

Thu thập số liệu thông qua điều tra bằng bảng hỏi đối với 96 cán bộ có liên quan đến công tác tài chính thuộc Công an được lựa chọn trong khối cơ quan Công an tỉnh.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Với đề tài này, tôi triển khai điều tra 96 cán bộ có liên quan đến công tác tài chính thuộc Công an được lựa chọn trong khối cơ quan Công an tỉnh.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy. Với đề tài này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu với 02 Cán bộ phụ trách công tác tài chính: 01 người là kế toán trưởng và 01 người là thủ trưởng.

Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua tri giác như nghe, nhìn,…để thu thập các thông tin từ thực tế nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra kết quả thông tin thu thập được từ kết quả khảo sát.

2.2.2. Tổng hợp thông tin

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá vấn đề.

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là kết hợp: Diễn giải, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, thống kê,... để nghiên cứu. Những phương pháp cụ thể này được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. Cụ thể:

- Phương pháp diễn giải - quy nạp, hệ thống hoá để tìm hiểu về các nội dung của quản lý tài chính nhà nước; Vị trí, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính nhà nước; Làm rõ tính đặc thù của công an nhân dân và hoạt động QLNNcủa Công an tỉnh Yên Bái tác động trực tiếp đến nội dung tài chính và quản lý tài chính của Công an tỉnh. Phần thực tiễn chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong nước liên quan đến đề tài luận văn, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu.

- Phương pháp duy vật lịch sử, logic quá trình quản lý tài chính nhà nước trong các cơ quan QLNN. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành quản lý kinh tế là phương pháp xã hội học, phương pháp toán học, phương pháp kinh tế, để phân tích đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý tài chính nhà nước để từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được, những mâu thuẫn, vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý tài chính nhà nước tại Công an tỉnh Yên Bái. Các phương pháp: phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, điều tra xã hội học cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương này. Đồng thời, sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh hoạ kết quả nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống hoá và quy nạp, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính nhà nước tại Công an tỉnh Yên Bái phù hợp với những vấn đề đặt ra ở Chương 3 để giải pháp có tính khả thi và đúng hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động quản lý tài chính nhà nước theo Luật Ngân sách 2015.

* Phương pháp phân tích.Trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn, những vấn đề lý luận và đánh giá khái quát về Công an tỉnh.

- Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của Công an tỉnh Yên Bái, các tài liệu tham khảo trong các công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp đánh giá quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái thông qua các thông số, chỉ tiêu cụ thể với kết quả đạt được trong giai đoạn 2015 - 2018.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các vấn đề ảnh hưởng đến quản lý kinh tế trong điều kiện cụ thể của Công an tỉnh qua biểu hiện bằng các số liệu cụ thể về nguồn thu, nguồn chi … từ đó xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng tài chính, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

- Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này. Khi thực hiện so sánh phải lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh theo chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là:Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất về thời gian và không gian. Qua đó thực hiện so sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét theo giai đoạn 2015 - 2018 để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các chỉ tiêu về quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh thường được phân tích qua báo cáo quyết toán hàng năm.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Quản lý việc lập dự toán ngân sách hàng năm: Dự toán thu ngân sách và dự toán chi ngân sách.

+ Định mức thu - chi: Là các con số thể hiện định mức thu - chi cụ thể cho từng hoạt động theo từng giai đoạn cụ thể;

+ Dự toán thu - chi: Là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu dự toán thu - chi ngân sách cho hoạt động an ninh, cơ cấu thu - chi càng lớn thể hiện mức độ quan tâm, ưu tiên cho lĩnh vực đầu tư phát triển an ninh.

+ Đánh giá mức độ biến động chỉ tiêu dự toán năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng giảm về con số dự toán giữa các năm.

+ Cơ cấu dự toán chi chi tiết các khoản, mục trong Tổng số dự toán thu - chi thường xuyên:

Cơ cấu % = Số dự toán chi tiết các khoản, mục trong năm

x 100% Tổng số dự toán thu - chi thường xuyên

Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dự toán chi tiết các khoản, mục chiếm bao nhiêu % trong Tổng số dự toán thu - chi thường xuyên.

* Quản lý chấp hành dự toán NSNN hàng năm: Việc thực hiện các chính sách,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)