Tổng hợp thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Tổng hợp thông tin

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá vấn đề.

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là kết hợp: Diễn giải, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, thống kê,... để nghiên cứu. Những phương pháp cụ thể này được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. Cụ thể:

- Phương pháp diễn giải - quy nạp, hệ thống hoá để tìm hiểu về các nội dung của quản lý tài chính nhà nước; Vị trí, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính nhà nước; Làm rõ tính đặc thù của công an nhân dân và hoạt động QLNNcủa Công an tỉnh Yên Bái tác động trực tiếp đến nội dung tài chính và quản lý tài chính của Công an tỉnh. Phần thực tiễn chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong nước liên quan đến đề tài luận văn, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu.

- Phương pháp duy vật lịch sử, logic quá trình quản lý tài chính nhà nước trong các cơ quan QLNN. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành quản lý kinh tế là phương pháp xã hội học, phương pháp toán học, phương pháp kinh tế, để phân tích đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý tài chính nhà nước để từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được, những mâu thuẫn, vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý tài chính nhà nước tại Công an tỉnh Yên Bái. Các phương pháp: phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, điều tra xã hội học cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương này. Đồng thời, sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh hoạ kết quả nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống hoá và quy nạp, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính nhà nước tại Công an tỉnh Yên Bái phù hợp với những vấn đề đặt ra ở Chương 3 để giải pháp có tính khả thi và đúng hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động quản lý tài chính nhà nước theo Luật Ngân sách 2015.

* Phương pháp phân tích.Trong quá trình triển khai nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn, những vấn đề lý luận và đánh giá khái quát về Công an tỉnh.

- Phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của Công an tỉnh Yên Bái, các tài liệu tham khảo trong các công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu được sử dụng để đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái.

- Phương pháp đánh giá quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái thông qua các thông số, chỉ tiêu cụ thể với kết quả đạt được trong giai đoạn 2015 - 2018.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các vấn đề ảnh hưởng đến quản lý kinh tế trong điều kiện cụ thể của Công an tỉnh qua biểu hiện bằng các số liệu cụ thể về nguồn thu, nguồn chi … từ đó xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng tài chính, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

- Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích. Có ba nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này. Khi thực hiện so sánh phải lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh theo chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là:Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức), nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất về thời gian và không gian. Qua đó thực hiện so sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét theo giai đoạn 2015 - 2018 để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các chỉ tiêu về quản lý tài chính tại Công an tỉnh Yên Bái. Các hình thức sử dụng kỹ thuật so sánh thường được phân tích qua báo cáo quyết toán hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế cải thiện công tác quản lý tài chính tại công an tỉnh yên bái (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)