Kinh nghiệm quản lý của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An (Tào Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An (Tào Hữu

Phùng, Nguyễn Công Nghiệp, 2009)

Bộ Tư lệnh Đơn vị 4 tổ chức Hội nghị công tác quản lý tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016.

Năm 2015, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của Đơn vị 4 đã bám sát các chủ trương, định hướng của cấp trên, triển khai đúng danh mục và ngân sách được giao; thực hiện nghiêm túc các Quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng

và Đơn vị về đầu tư và xây dựng.

Trong năm, toàn Đơn vị có 71 dự án và 96 công trình được đầu tư xây dựng cơ bản, tổng số vốn đầu tư trên 2.500 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác lập trình duyệt hồ sơ dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán; lựa chọn nhà thầu, giám sát thiết kế, kiểm tra chất lượng công trình và công tác giải ngân được duy trì nghiêm túc, đúng quy trình; các công trình xây dựng đảm bảo chất lượng và an toàn. Tổng giá trị sau thẩm định đạt trên 2.445 tỷ đồng.

Nhờ vậy, diện mạo doanh trại của các đơn vị được đầu tư chính quy, đồng bộ, hiệu quả; Công tác quản lý vốn có nhiều bước đổi mới, chất lượng công tác kế hoạch được nâng lên, các dự án công trình phát huy tốt hiệu quả đầu tư.

Công tác quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn cho các dự án đầu tư được đơn vị đặc biệt chú trọng.

Năm 2016, công tác quản lý tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản của Đơn vị 4 tiếp tục được chỉ đạo thực hiện đúng điều lệ công tác tài chính và xây dựng cơ bản đúng chủ trương của Bộ Quốc phòng và Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Đơn vị. Sự thành công của công tác quản lý đầu tư tại đây là do đơn vị đã kịp thời phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.

1.2.2. Kinh nghiệm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh (Trần Quý Tự, 2018)

* Về công tác chuẩn bị đầu tư

quản lý kiêm nhiệm nhưng đã từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, giúp cho chủ đầu tư quản lý vốn chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

- Chủ động lập kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư bảo đảm tiến độ thi công công trình phù hợp với tiến độ cấp vốn.

* Về công tác thực hiện đầu tư

- Việc kiểm soát thủ tục đầu tư, thông báo, cấp phát vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng đã từng bước đi vào nền nếp, từ khâu phân khai vốn hàng năm đến khâu theo dõi cấp phát tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, theo dõi khối lượng hoàn thành.

- Vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không vượt quá dự toán được duyệt; 100% các dự án có số vốn thanh toán không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

- Các dự án đều phối hợp với địa phương để nghiên cứu khả thi, có 85% dự án lập Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng.

- Phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư, kiên quyết yêu cầu các nhà thầu thi công đúng thiết kế được duyệt, đúng quy trình, quy phạm trong thi công xây dựng công trình.

- Công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đảm bảo tất cả các dự án công trình mà Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh thực hiện đều có kế hoạch và lộ trình thanh tra, kiểm tra theo kỳ dự án. Có đến hơn 25% các công trình được thanh kiểm tra, cho thấy sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Công tác quyết toán có sự đa dạng về hình thức nên tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)