Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 73)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

a. Chủ trương và chiến lược, quy hoạch đầu tư XDCB NSĐP

Xây dựng và phát triển quốc phòng là chủ trương chiến lược của Đảng, vấn đề lớn của đất nước. Bộ Xây dựng đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản pháp luật Nhà nước về công tác quân sự quốc phòng địa phương. Trong đó, tập trung vào Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX, XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị định 119/2004/NĐ-CP “Về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương”, Chỉ thị 16/CT-TW, ngày 05- 10-2002 “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới”… Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Dân quân tự vệ, các Thông tư của Bộ Quốc phòng quy định chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Sĩ quan, QNCN, HSQ-BS, CNVQP trong Quân đội và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị Quân đội và Ban CHQS các bộ, ngành Trung ương; Quy chế hoạt động của Ban CHQS các bộ, ngành Trung ương,…Cùng với đó, Bộ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quốc phòng, như: Báo cáo 40 - BC/BCSĐ, ngày 30-5-2013 Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong

tình hình mới”; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương giai đoạn 2011 - 2015; các hướng dẫn chỉ đạo và triển khai xây dựng hệ thống văn kiện trong thời bình, thời chiến,…Các quy hoạch sau đó được triển khai đến từng vùng, địa phương và từ đó phân bổ nguồn vốn cho phù hợp với yêu cầu.

Có thể thấy, công tác đầu tư xây dựng trong quân đội giữ vai trò rất quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẳn sàng chiến đấu, đảm bảo trang bị kỹ thuật và các mặt hoạt động, sinh hoạt của bộ đội, cho nên cơ chế quản lý xây dựng của Bộ chỉ huy quân sự dựa trên nền tảng cơ chế quản lý xây dựng của nhà nước Việt nam, tuy nhiên trong quá trình triển khai có một số điểm khác biệt cho phù hợp với tính chất và đặc điểm riêng có của các công trình trong quân đội. Các công trình đầu tư XDCB từ nguồn NSĐP được triển khai và thực hiện thông qua các công ty, các doanh nghiệp trong quân đội, đó chính là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả công tác đầu tư xây dựng do không thể tận dụng được những tiềm năng hùng mạnh về công nghệ, về trang thiết bị, về tài chính, về con người…từ bên ngoài. Hiện nay, có 2 hình thức đầu tư các công trình quốc phòng: từ NSNN và từ chính doanh nghiệp trong quân đội. Tuy nhiên, nguồn vốn đến từ NSNN vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Do vậy, vấn đề hiệu quả trong quá trình quản lý thực hiện các công trình đầu tư xây dựng còn thấp do, mức độ thất thoát lớn. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép một số doanh nghiệp trong quân đội được tham gia phát triển kinh tế, tự hạch toán và hoạt động theo Luật doanh nghiệp như những doanh nghiệp khác nhờ đó hạn chế sự lãng phí và nâng cao chất lượng công trình, nên vấn đề hiệu quả trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng đã được quan tâm hơn, thể hiện là có nhiều Tổng công ty, công ty của quân đội làm ăn rất hiệu quả như: Tổng Công ty Trường Sơn, Công ty Trường an, Công ty Hương Giang, Công ty 319, Công Ty Lũng Lô... đã quản lý và thực hiện nhiều dự án, công trình hiệu quả và có chất lượng cao. Nhiều Ban quản lý dự án được thành lập để quản lý và điều hành một cách chuyên nghiệp các dự án như: Ban 678, Ban

45, 46, 47...; có các đơn vị được chuyên môn hoá trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng, các công ty tư vấn thiết kế như: Công ty TVTK/TCHC, Công ty TVTK Binh đoàn 12- BQP.

b. Các chủ thể và phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương

Để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư và tiết kiệm nguồn kinh phí cho Nhà nước, Bộ chỉ huy cần phải thiết lập một bộ máy quản lý đồng bộ, chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao; Phải có sự phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong mối quan hệ của các chủ thể, tách rời nhiệm vụ kinh tế với nhiệm vụ phi kinh tế; tăng cường công tác uỷ quyền trong việc quản lý…Để làm được điều đó, cần phải có những biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, những bất cập trong hệ thống quản lý hiện nay có ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công tác đầu tư và xây dựng. Chủ thể quản lý đầu tư XDCB từ NSĐP là tổng thể các cơ quan quản lý đầu tư XDCB từ NSĐP với cơ cấu tổ chức nhất định gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với XDCB từ NSĐP (quản lý tất cả các dự án) và cơ quan Chủ đầu tư thực hiện quản lý vĩ mô đối với đầu tư XDCB từ NSĐP (Kho bạc nhà nước, Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên). Chất lượng công tác quản lý phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ. Vì thế, trong tất cả các khâu của quá trình xây dựng cơ bản đều cần cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất. Cụ thể là:

- Đội ngũ cán làm quy hoạch, kế hoạch cần phải đáp ứng yêu cầu để theo kịp với những thay đổi khách quan trên thị trường thế giới.

- Năng lực của nhà thầu và đơn vị tư vấn (lập, quản lý, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình) dự án phải có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, đủ mạnh để quản lý hoạt động của các đơn vị thực hiện công tác tư vấn đạt kết quả tốt nhất.

- Cán bộ thẩm định quyết toán phải có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để thực hiện quyết toán đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng quốc phòng rất rõ ràng, từ bộ máy quản lý cấp Bộ (Bộ Quốc Phòng, Bộ Xây dựng) đến bộ máy quản lý cấp tỉnh (Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước) và cấp quản lý trực tiếp (Ban quản lý dự án tại Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên). Mỗi cấp thẩm quyền gắn trách nhiệm, quyền hạn để thực thi được công vụ của mình và đảm bảo mọi quy trình, thủ tục quản lý vốn công khai, minh bạch, hạn chế tối đa sai sót.

Tuy vậy, các dự án đầu tư sau khi đã có chủ trương đầu tư, được đăng ký danh mục đầu tư, chỉ có những dự án nào có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán trước tháng 10 hàng năm mới được ghi vốn đầu tư trong kế hoạch vốn năm sau. Đây là một trong những hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Ban chỉ huy các cấp. Với điều kiện “cần” như trên, có nhiều dự án để được ghi vốn thực hiện trong năm sau, đã bỏ qua rất nhiều công đoạn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cũng như việc không quan tâm đúng mức đến chất lượng của công đoạn này, với mục đích hoàn thành các thủ tục kịp tiến độ để được ghi vốn. Chính vì vậy, trên thực tế có nhiều dự án đã được ghi vốn nhưng không thể triển khai giải ngân thực hiện do chất lượng quá thấp của giai đoạn chuẩn bị đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, trong khi nhu cầu đầu tư của các đơn vị cơ sở là rất lớn mà nguồn vốn thì đang còn hạn hẹp. Nguyên nhân chính của sự hạn chế này là các bên tham gia quản lý chưa thực sự nghiêm chỉnh chấp hành các trình tự thủ tục cần thiết trong hoạt động đầu tư xây dựng, nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, qua loa để những người tham gia quản lý đạt được những mục đích mong muốn cá nhân mà chưa thực sự nghĩ đến lợi ích chung.

c. Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSĐP

Kết quả thanh tra lĩnh vực đầu tư xây dựng quốc phòng tại Ban chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên những năm qua cho thấy: còn nhiều sai phạm làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Trong đó, thời gian qua công

tác quy hoạch phát triển chưa được lập đầy đủ, không đồng bộ, tính dự báo còn hạn chế, chưa quy định được sự tuân thủ lẫn nhau giữa các loại quy hoạch phát triển, dẫn tới có dự án vừa hoàn thành đưa vào sử dụng thì phải phá bỏ hoặc điều chỉnh cho phù hợp với qui hoạch mới. Trong các dự án cải tạo hệ thống giao thông trong thành phố, huyện do quy hoạch không ổn định, không thống nhất giữa các ngành, nên hiện tượng phá đi làm lại thường xuyên xảy ra, gây lãng phí rất lớn. Chưa tính toán cụ thể và đầy đủ các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư hoặc chủ trương đầu tư còn nặng về phong trào, chạy theo hình thức. Thực tế thời gian qua có không ít dự án do quyết định thiếu chính xác chủ trương đầu tư, nên dẫn đến khi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác thì không sử dụng hết công suất hoặc công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, kinh doanh bị thua lỗ…Việc ra quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác. Công tác thiết kế đã tăng quy mô và hệ số an toàn của công trình quá mức bình thường, không cần thiết. Quá trình khảo sát lập dự án đầu tư thiếu chính xác, lập và phê duyệt tổng dự toán, dự toán không chính xác. Ở hầu hết các dự án khi thực hiện đều phát sinh khối lượng tăng thêm, dẫn tới vốn đầu tư tăng; kéo dài thời gian thực hiện dự án,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 73)