Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên

Nguyên trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSĐP

Một là, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải theo hướng phát

hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ

sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.

Hai là, quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên cần

nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.

Ba là, để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý đầu tư XDCB từ

NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ của Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn tài chính của Nhà nước.

Bốn là, cần nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán,

quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.

Năm là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà

nước về đầu tư từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn NSNN được Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên thực hiện; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án.

Sáu là, đôn đốc các nhà thầu lập bản vẽ hoàn công công trình, tập hợp

hồ sơ, thủ tục pháp lý có liên quan để thực hiện việc quyết toán công trình hoàn thành. Các cơ quan chức năng đã phối hợp trong công tác thẩm định khối lượng, giá trị quyết toán công trình hoàn thành, yêu cầu các nhà thầu cung cấp đầy đủ

thủ tục pháp lý, chứng từ tài chính và giải quyết những vấn đề còn tồn tại, chưa thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Bảy là, cần phát huy vai trò công tác kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư,

kiên quyết yêu cầu các nhà thầu thi công đúng thiết kế được duyệt, đúng quy trình, quy phạm trong thi công xây dựng công trình.

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết là:

(1) Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên là gì?

(3) Giải pháp nào cần thực thi nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin được thu thập từ:

- Một số chính sách của Ngân hàng nhà nước; các quy định, quyết định, nghị định, thông tư, văn bản của Chính phủ liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP. Các bài báo, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu, tạp chí, các tài liệu khác của các tác giả về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP qua các năm 2016-2018.

- Tài liệu thu thập từ các cơ quan nhà nước của tỉnh Thái Nguyên về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; đời sống dân cư, thu nhập, lao động và việc làm tại: Cục thống kê; Sở Lao động & Thương binh xã hội; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016-2018.

- Thống kê về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP tại Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên: Quy mô, cơ cấu, hạng mục đầu tư,… qua các năm 2016-2018.

- Thống kê về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP tại Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên: từ khâu lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và quyết toán qua các năm 2016-2018.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Đối tượng thu thập thông tin

Lãnh đạo ban chỉ huy quân sự các huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên; trưởng phòng, cán bộ chuyên trách các phòng kế hoạch, kế toán, ban quản lý dự án các cấp, lãnh đạo các đơn vị thi công công trình xây dựng quốc phòng.

b. Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, luận văn không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (chọn một cách ngẫu nhiên một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng ra thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung).

c. Quy mô mẫu

Để xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu, luận văn sử dụng công thức Solovin

(Hoàng Trọng, 2008) sau: n = 1 ∆2+1 𝑁 Trong đó: N: Tổng thể n: Quy mô mẫu

∆: Giới hạn sai số chọn mẫu

Kích cỡ mẫu được chọn thường nhỏ hơn so với tổng thể đối tượng nghiên cứu nên luôn tồn tại sự không chính xác tuyệt đối về kết quả nghiên cứu. Số lượng cán bộ thuộc Bộ chỉ huy quân sự tại các địa phương trong tỉnh đủ điều kiện phỏng vấn là N = 150 người. Mà theo Daniel và Gate (2004), trong các nghiên cứu xác suất, thống kê, khi xác định kích cỡ mẫu, mức giới hạn sai số chọn mẫu thường là 5% hoặc 3% (Hoàng Trọng, 2008). Do đó, số lượng phiếu cần thu thập là 105 phiếu, để đảm bảo tính giá trị của kết quả phân tích đề tài sẽ tiến hành điều tra 120 phiếu từ các đối tượng liên quan.

d. Quy trình điều tra

Điều tra chọn mẫu gồm các bước sau: Xây dựng phương án điều tra, xác định dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, tập huấn điều tra, điều tra sơ bộ, điều tra chính thức.

Phương pháp điều tra: sử dụng 02 phương pháp: phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu khảo sát.

Thời gian điều tra, khảo sát: 01/08/2019 đến 20/09/2019.

Số phiếu phát tra 120 phiếu, số phiếu thu về là 113 trong đó một số phiếu không đạt yêu cầu là 5 phiếu

e. Xây dựng phiếu điều tra

Bảng khảo sát được thiết kế làm hai phần.

- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần thứ hai được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các yếu tố trong phiếu điều tra ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCB NSĐP tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu sử dụng dạng thang đo quãng Likert năm điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý. Xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau:

Giá trị khoảng cách = (5−1)

5 = 0.8

Bảng 2.1. Thang đo Likert và mức đánh giá của thang đo Thang đo Khoảng đo Mức độ đồng ý Mức đánh giá

1 1,00 - 1,80 Hoàn toàn không đồng ý Rất Nhỏ

2 1,81 - 2,60 Không đồng ý Nhỏ

3 2,61 - 3,40 Đồng ý một phần Bình thường

4 3,41 - 4,20 Đồng ý Lớn

5 4,21 - 5,00 Hoàn toàn đồng ý Rất lớn

Trên sơ sở tham khảo ý kiến của những người được phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi được xây dựng đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. Trong giai đoạn thiết kế thang đo của bản khảo sát, luận văn đã tiến hành tham khảo ý kiến về văn phong trong bản câu hỏi, có hiện tượng trùng lặp trong bảng hỏi hay nội dung câu hỏi có dễ hiểu để từ đó xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, tác giả có sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập ý kiến của Ban lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên về quan điểm, mục tiêu, định hướng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP tại đơn vị.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSĐP tại Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu cần thu thập như: kết quả hoạt động đầu tư xây dựng hàng năm của đơn vị, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, danh mục công trình xây dựng cơ bản…Từ đó biểu diễn dữ liệu thành các bảng tóm tắt kết hợp với biểu diễn trên biểu đồ từ đó đưa ra đánh giá chính xác.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Trong quá trình tiến hành phỏng vấn phiếu điều tra, tác giả thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý các dự án đầu tư XDCB từ NSĐP của Bộ chỉ huy quân sự để thấy được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của của thực trạng thời gian qua. Từ đó gợi ý các giải pháp đối với các đối tượng liên quan nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án XDCB tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên từ NSĐP.

2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu thể hiện việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích

- Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này là tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư XDCB đã thực hiện của vốn đầu tư XDCB của Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên so với mức vốn kế hoạch đã bố trí XDCB của Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên.

Vốn đầu tư thực hiện theo kế

hoạch

=

Lượng vốn đầu tư XDCB đã thực hiện * 100% Lượng vốn đầu tư XDCB so với mức vốn kế hoạch - Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: chỉ tiêu này là

tỷ lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch. Để xác định được khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các hoạt động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đầu tư đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Với những công cuộc đầu tư sử dụng vốn NSNN thì tổng số vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn.

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp + vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + Chi phí khác.

* Các tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên

- Chỉ tiêu đánh giá công tác lập kế hoạch vốn xây dựng cơ bản. (Số lượng và quy mô vốn đầu tư của các dự án XDCB của đơn vị)

- Chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương. (Tỷ lệ dự toán so với số thực hiện qua các năm). - Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương. (Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm)

- Chỉ tiêu đánh giá công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương. (Số công trình được giải ngân; tỷ lệ giải ngân).

- Chỉ tiêu tiến độ và quy mô giải ngân vốn XDCB từ NSNN. Tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch được giao hàng năm, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ giải ngân XDCB = Tổng số vốn đã giải ngân x 100% Tổng số vốn thông báo kế hoạch năm

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của cả nước, một ngành hoặc địa phương tại một thời điểm. Chỉ số này cũng phản ánh tổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùng thể hiện ở khối lượng XDCB và sản phẩm XDCB hoàn thành được giải ngân.

Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, bảo đảm tính trung thực cao, có thể so sánh với nhau trong toàn quốc hoặc trong một địa phương, một ngành. Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tế trong một thời kỳ hoặc nhiều thời kỳ với nhau. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có hạn chế, nó phù hợp việc đánh giá tổng hợp ở các địa phương, ngành nhưng không phù hợp với từng cơ quan đơn vị tham gia một mảng công việc trong dự án XDCB sử dụng vốn từ NSNN.

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI BỘ CHỈ HUY

QUÂN SỰ TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại đơn vị

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên được biên chế theo Quyết định số 33-TL/DB do Bộ Quốc phòng cấp ngày 19/02/1947. Đơn vị được đặt dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 39)