Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định, đấu thầu và phê duyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu luận văn

4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định, đấu thầu và phê duyệt

duyệt các dự án đầu tư

4.2.2.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định, phê duyệt dự án

Giám sát chặt chẽ những đơn vị tư vấn thực hiện việc lập thẩm định dự án, những vấn đề về khối lượng phát sinh do lỗi của những tổ chức, đơn vi ̣vì không tính toán kỹ lưỡng trong quá trình lập, thẩm định phải được quy trách nhiệm và có những hình thức kỷ luật rất cụ thể để nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân, đơn vị tham gia. Đặc biệt đối với những đơn vi ̣tư vấn do tính toán không đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến việc quản lý dự án cần có chế tài xử phạt bằng tiền. Đối với công tác thẩm tra thiết kế - dự toán thì đề nghị giao cho cơ quan quản lý nhà nước có chuyên môn về xây dựng thẩm định để đảm bảo hiệu quả dự án. Tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu công trình đăc̣ biêṭ là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp công trình có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư XDCB trong khâu thiết kế.

4.2.2.2. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gắn với trách nhiệm

Thẩm quyền quyết định đầu tư phải quy định đầy đủ, rõ ràng; quy định rõ việc phân công, phân cấp cho UBND cấp tỉnh, huyện phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng quốc phòng thuộc ngân sách cấp mình, có kèm theo mức vốn đầu tư của dự án. Nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án, trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:

- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án, khi dự án được duyệt không nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả trong đầu tư;

- Trách nhiệm của người duyệt dự án đầu tư trong việc phê duyệt quy mô của dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng; trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng dự án đầu tư phát huy hiệu quả thấp hoặc không phát huy hiệu quả;

- Trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công hoàn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài;

- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư khi để tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần.

- Trách nhiệm của người phê duyệt dự án trong việc bảo đảm thẩm quyền trên cơ sở tính đồng bộ các hạng mục công trình trong dự án đầu tư, tránh hiện tượng xé lẻ hạng mục ra để phê duyệt.

Công khai hóa danh sách dự án đầu tư trong tương lai: Dự án đầu tư được phê duyệt có tính khả thi trước hết các cấp, các ngành phải có danh sách những dự án sẽ được đầu tư trong tương lai, trong đó những dự án này phải nằm trong quy hoạch được duyệt và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan công sở, như vậy sẽ chống được việc chạy vốn của các chủ đầu tư, tránh được tình trạng mạnh ai người ấy làm. Cơ quan chuyên môn, cán bộ thẩm định phải có quy định trách nhiệm rõ ràng, phải có đủ năng lực về các chuyên ngành, tránh được những hiện tượng lấy mức vốn tối đa để khống chế các chỉ tiêu cơ bản của dự án nhằm tránh vấn nạn khi triển khai dự án chi phí xây dựng thực tế vượt tổng mức đầu tư.

Vấn đề về thời gian thẩm định dự án: Để các dự án đều được đối xử công bằng trong thời gian thẩm định cần quy định và áp dụng nghiêm ngặt giao nhận hồ sơ thẩm định, việc giải trình làm rõ hồ sơ cần phải có biên bản qua đó tránh

được tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, cơ quan thẩm định, qua đó sẽ phát hiện được những dự án đã quá thời gian quy định của cấp có thẩm quyền.

4.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu

Luật đấu thầu cần có quy định cụ thể, rõ ràng việc phân chia dự án thành các gói thầu và các biện pháp đảm bảo thực hiện. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định khi thiết kế được phê duyệt để vừa đảm bảo phân chia phù hợp yêu cầu, quy trình thi công phù hợp khả năng cấp vốn đồng thời đảm bảo việc thực hiện gói thầu có tính khả thi. Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốn để được chỉ định thầu gây rất nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý.

Công tác lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu cần phải được thực hiện bởi các tổ chức có tư cánh pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm tham gia thực hiện công việc, tổ chức tư vấn làm việc độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm tư vấn của mình. Muốn vậy, trước hết cần phải thực hiện nghiêm cơ chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, đồng thời có các chế tài thưởng, phạt rõ ràng và phải thật nặng đối với các tổ chức tư vấn để vừa nâng cao trách nhiệm vừa có tác dụng răn đe, buộc các tổ chức tư vấn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh, đúng trình tự và đảm bảo chất lượng.

Kết quả đấu thầu phụ thuộc nhiều vào năng lực con người như chủ đầu tư, bộ máy quản lý dự án, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tổ chuyên gia xét thầu và người quyết định kết quả lựa chọn nhà thầu. Do đó, nhằm nâng cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu cần phải thực hiện nhiều giải pháp:

- Chấp hành nghiêm túc Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu. Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Hình thức đấu

thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu vì trường hợp một nhà thầu đã biết được thông tin của dự án cũng không thể có sức để thương thuyết với tất cả các nhà thầu muốn tham dự và mặt khác nếu sử dụng kinh phí để thương thuyết thì hiệu quả kinh doanh cũng không đáp ứng được chi phí tiêu cực phải bỏ ra;

- Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu nâng cao nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác đấu thầu; đồng thời rà soát, đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn để có biện pháp chấn chỉnh về tổ chức, hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng công tác tư vấn.

- Cần đẩy nhanh việc áp dụng đấu thầu qua mạng để đảm bảo việc đấu thầu được hiệu quả, công bằng và khách quan tránh việc đấu thầu chỉ mang tính hình thức.

- Xây dựng quy chế đấu thầu công khai, minh bạch, kiến nghị áp dụng biện pháp đấu thầu theo phương pháp chỉ tiêu không đơn vị đo và ưu đãi đối với các đơn vị dự thầu có phương án tài chính hợp lý cho dự án.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đấu thầu. Xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình đấu thầu của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu không đủ năng lực triển khai dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 91)