Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 67)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương

* Quyết toán vốn đầu tư XDCB

- Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách năm gồm 3 hình thức:

+ Quyết toán sử dụng nguồn vốn được cơ quan Tài chính chuyển sang KBNN. Nếu chuyển bằng hạn mức thì xem một số để lại, hoặc huỷ, kiêm phục hồi để sử dụng cho năm tiếp theo; Nếu chuyển bằng lệnh chi (nguồn vốn thực) thì xem xét số tiền để chuyển sang sử dụng năm sau hoặc thừa thì chuyển trả về cơ quan cấp vốn theo nhiệm vụ kế hoạch năm sau.

+ Quyết toán số vốn cấp (thực hiện) theo kế hoạch vốn. Việc quyết toán này xác định số thực cấp chi tiết từng công trình dự án và từng loại vốn, luỹ

kế số vốn cấp từ khởi công so với tổng mức, sẽ nắm được số vốn còn thiếu cần bố trí cho dự án công trình. Tổng hợp từng nguồn để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, mặt khác xem một số vốn còn lại chưa thực hiện để xử lý theo cách thức nào: chuyển tiếp, kéo dài, hay cắt chuyển cho dự án công trình khác.

+ Quyết toán vốn đầu tư XDQP theo mục lục ngân sách nhà nước. Đây là loại quyết toán xác định số vốn thực cấp cho từng công trình theo chương, loại, khoản, mục của mục lục NSNN. Số thực cấp là số thực chi, không tính số dư tạm ứng của các công trình đó tạm ứng là số tạm chi ngoài ngân sách. Việc quyết toán này giúp cho xác định hiệu quả thực sự của NSNN và tạo điều kiện lưu trữ và phân tích đánh giá NSNN.

Việc thực hiện quyết toán vốn đầu tư tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng về quyết toán ngân sách năm theo thông tư 86/2011/TT-BQP ngày 8/7/2011; Thông tư số 223/2017/TT-BQP ngày 12/9/2017 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc các nguồn vốn đầu tư trong Bộ Quốc phòng. Tỷ lệ giải ngân vốn là 100%, không có hiện tượng bỏ vốn, chỉ chuyển từ năm trước sang năm sau.

Tuy nhiên, việc quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách năm tại đơn vị thấy một số vấn đề sau: Đối với các dự án đầu tư do KBNN kiểm soát thanh toán thực hiện quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước, nhưng qua thực hiện cho thấy việc báo cáo mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện đối chiếu số liệu giải ngân, không tiến hành lập báo cáo chi tiết quyết toán theo qui định. Đối với các dự án do Cục Tài chính/ Bộ Quốc phòng kiểm soát thanh toán tiến hành lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, nhưng lại chia ra 2 phương thức báo cáo theo từng nguồn riêng. Việc nhiều cơ quan hướng dẫn như vậy vô hình dung gây ra khó khăn cho đơn vị trong vấn đề tổng hợp, quyết toán vốn đầu tư, làm cho báo cáo quyết toán bị xé lẻ ảnh hướng đến chất lượng quyết toán.

- Quyết toán dự án, công trình hoàn thành

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyết toán vốn đầu tư XDQP các dự án công trình hoàn thành bao gồm:

+ Nội dung của quyết toán XDCB công trình hoàn thành là xác định tính pháp lý của hồ sơ và tính chính xác, hợp pháp các số liệu thực hiện từ khi khởi công cho tới khi kết thúc dự án để xác định hình thành tài sản cố định, tài sản lưu động hoặc duyệt bỏ do nguyên nhân bất khả kháng.

+ Tình hình quyết toán các dự án hoàn thành thường chậm so với quy định (nhóm A 12 tháng; nhóm B 9 tháng; nhóm C 6 tháng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng) nhất là các chủ đầu tư kiêm nhiệm, làm một mùa, thay đổi luân chuyển, năng lực yếu, trách nhiệm thấp...

- Thời hạn quyết toán: Thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn

thành được tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa vào sử dụng.

- Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Đơn vị

+ Phòng Doanh trại, Phòng Kinh tế, Phòng Quân huấn có trách nhiệm thẩm định khối lượng giữa bản vẽ thiết kế với hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công công trình, biên bản xác nhận khối lượng phát sinh. Nếu phát hiện những phần công việc có khối lượng sai lệch, yêu cầu nhà thầu giải thích bằng văn bản.

+ Phòng Tài chính căn cứ vào thiết kế - dự toán được duyệt; căn cứ vào kết quả đấu thầu; căn cứ vào các văn bản pháp lý của Nhà nước và địa phương nơi có dự án về giá vật liệu, hệ số nhân công, hệ số máy điều chỉnh từng thời điểm; căn cứ các hồ sơ, chứng từ có liên quan, căn cứ vào báo cáo kết quả thẩm định khối lượng của phòng Doanh trại, phòng kinh tế để thẩm tra giá trị đề nghị xin quyết toán của nhà thầu, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu ra quyết định phê duyệt quyết toán ( đối với dự án BQP ủy quyền cho Tư lệnh Quân khu

phê duyệt dự án).

+ Đối với các dự án đầu tư cho XDQP bằng nguồn NSNN nhưng do UBND tỉnh phê duyệt dự án thì hồ sơ quyết toán các dự án được gửi cho Phòng Tài chính đầu tư thuộc Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên thẩm tra và trình Giám đốc Sở Tài chính ký quyết định phê duyệt quyết toán (theo phân cấp ủy quyền của UBND tỉnh).

Bảng 3.8. Đánh giá tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSĐP

TT Chỉ tiêu Điểm TB Ý nghĩa

1 Quá trình quyết toán vốn đầu tư XDCB từ

NSĐP được thực hiện đúng thời gian. 4,18 Đồng ý

2

Báo cáo quyết toán nguồn vốn đầu tư xây dựng quốc phòng chặt chẽ, ngắn gọn và cung cấp đầy đủ thông tin

4,09 Đồng ý

3

Quá trình quản lý quyết toán nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSĐP không có hiện tượng phiều hà, sách nhiễu

4,6 Hoàn toàn đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả từ phiếu điều tra cho thấy: tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSĐP diễn ra đúng thời gian, nội dung trong quyết toán rõ ràng dễ hiểu nhờ đó tạo điều kiện cho quá trình giải ngân vốn NSĐP. Tuy vậy, nhiều cán bộ cho biết do nhiều quy định về thủ tục liên quan đến quá trình quyết toán nên nhà thầu cần nhiều thời gian để hoàn thiện hồ sơ và cần phải chỉnh sửa nhiều lần mới đáp ứng yếu cầu từ chủ đầu tư. Do đó, nội dung Quá trình quản lý quyết toán nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSĐP không có hiện tượng phiều hà, sách nhiễu chưa được người trả lời phỏng vấn cảm thấy hài lòng (4,6/5 điểm). Điều này sẽ được cải thiện khi các quy định, chính sách do Bộ Tài chính ban hành có những điều chỉnh phù hợp.

3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên

Công tác thanh tra, kiểm tra giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý vốn đầu tư XDQP. Việc thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành ở tất cả các khâu, bắt đầu từ giai đoạn lập, thẩm định phê duyệt hạng mục dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán cho đến kiểm soát việc thanh toán vốn đầu tư và cuối cùng là thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn quyết toán vốn đầu tư.

Bên cạnh công tác chỉ đạo việc thực hiện đầu tư XDQP và quản lý, giải ngân vốn đầu tư XDQP, UBND tỉnh còn chỉ đạo các đơn vị Sở ban ngành, cơ quan chuyên môn (Sở Tài Chính, Kho bạc nhà nước) tích cực kiểm tra, giám sát Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên được giao quản lý dự án việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư XDQP, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm.

Bảng 3.9. Công tác thanh tra, kiểm tra số công trình XDQP sử dụng vốn từ nguồn NSNN tại Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên qua KBNN tỉnh

Đơn vị tính: Dự án

Năm

Thanh tra Kiểm tra

Tổng số dự án Số lượng dự án thanh tra Tỷ lệ % với tổng số công trình Tổng số dự án Số lượng dự án thanh tra Tỷ lệ % với tổng số công trình 2016 9 2 22 9 6 67 2017 10 2 20 10 10 90 2018 12 3 25 12 12 100

(Nguồn: Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

trên tổng số dự án thực hiện. Thường rơi vào khoảng 20 đến 25% tổng số công trình trong năm. Công tác kiểm tra được thực hiện ngày càng chặt chẽ với tỷ lệ từ 67% năm 2016 lên đến 100% năm 2018 với mục đích để đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực thi của các công trình thực hiện, đồng thời theo sát với tiến độ được giao để đảm bảo tính kịp thời. Chính những cuộc thanh, kiểm tra đã giúp chất lượng công trình XDCB trong quân đội tuân thủ theo hồ sơ dự án, gia tăng hiệu quả nguồn vốn.

Bảng 3.10. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư XDCB từ NSĐP

TT Chỉ tiêu Điểm TB Ý nghĩa

1 Hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực

hiện thường xuyên, định kỳ 4,68

Hoàn toàn đồng ý

2 Quá trình thanh tra, kiểm tra diễn ra

nghiêm túc và hiệu quả 4,45

Hoàn toàn đồng ý

3 Sai phạm được xử lý kịp thời, đúng đối

tượng 4,21

Hoàn toàn đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Do số lượng công trình xây dựng mới tại Bộ chỉ huy quân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018 không lớn và nguồn vốn đầu tư nhỏ do vậy công tác thanh kiểm tra diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều thành phần trong đoàn thanh tra. Mức đánh giá của nội dung này đạt kết quả giá trị bình quân đạt 4,4/5 điểm cho thấy sự khá lòng và mức độ đồng ý cao của người trả lời với các nội dung đưa ra. Ngoài ra, một khó khăn trong quá trình thanh, kiểm tra được cán bộ quản lý cho biết là vấn đề chuyên sâu trong các lĩnh vực liên quan đến thi công, thiết kế và chất lượng vật liệu còn hạn chế nên việc đánh giá sai sót trong quá trình thi công còn yếu. Vì vậy, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ chuyên trách là hướng đi đúng đắn trong thời

gian tới nhằm nâng cao chất lượng dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 67)