Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 35)

Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1963. Đây là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá và chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các hoạt động truyền thống cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, Vietcombank ứng dụng công nghệ ngày càng sâu rộng trong các sản phẩm và trong việc quản lý của mình, đáp ứng yêu cầu cao từ phía khách hàng.

Hiện nay Vietcombank có gần 14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.

Với sứ mệnh “ Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng” và bản sắc văn hóa: Tin cậy- Chuẩn mực- sẵn sàng đổi mới- Bền vững- Nhân văn cùng bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao.. .Vietcombank không ngừng cải tiến, sáng tạo và hoạt động hiệu quả nhằm cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ đa dạng, những giải pháp mới hỗ trợ đời sống, sản xuất và kinh doanh, đảm bảo cho dòng huyết

24

mạch tài chính lưu chuyển không ngừng nghỉ, đóng góp vào sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGAN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014

2.2.1. Thực trạng phát triển chung của Vietcombank giai đoạn 2012- 2014

2.2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước

Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007-2008 và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010 đã tác động rất lớn đến tình hình kinh tế các nước, trong đó có thị trường tài chính. Suy thoái trong khu vực đồng Euro, khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp vẫn là những vấn đề lớn trong khu vực EU. Hoạt động sản xuất và thương mại thế giới bị tác động mạnh, dẫn đến giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Một số nước đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Những bất lợi từ suy giảm kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và đời sống nhân dân trong nước. Giai đoạn 2012- 2014, nền kinh tế Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã phần nào phục hồi, đồng thời tốc độ còn chậm và chưa thật bền vững. Dưới đây là một số chỉ số kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012-2014.

GDP (%) 5.03 5.42 5.98

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2012 2013 2014

Tổng tài sản tỷ đồng 414,488 468,994 576,989

Vốn chủ sở hữu tỷ đồng 41,547 42,386 43,351

Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh tỷ đồng 15,081 15,507 17,304

Tổng chi phí hoạt động tỷ đồng (6,013) (6,244) (6,861)

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tỷ đồng (3,303) (3,520) (4,566)

Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 5,765 5,743 5,877

Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 4,421 4,378 4,612

NIM % 2.93 2.55 2.35

ROA % 1.13 0.99 0.88

ROE % 12.61 10.33 10.76

CAR % 14.63 13.13 11.61

Tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy động vốn % 79.34 80.50 75.92

Tỷ lệ nợ xấu % 2.40 2.73 2.31

Tăng trưởng tín dụng % 15.16 13.74 18

Nguồn. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Năm 2012, lạm phát đã được kiểm soát khá tốt, đặc biệt là năm 2014 khi lạm phát ở mức thấp (CPI tăng 1.84%), thấp hơn rất nhiều so với mức 11.75% năm 2010 và 18.13% năm 2011. Trong khi đó, mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế thấp do những khó khăn vẫn còn tồn tại như sản xuất suy giảm, bất động sản trầm lắng và hàng tồn kho tăng cao, tuy nhiên giai đoạn này đã chứng kiến sự tăng trưởng thể hiện sự hồi phục, năm 2013 và 2014 đều có sự tăng lên so với năm trước. Mặt bằng lãi suất trong giai đoạn này cũng được duy trì ở mức thấp với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Điều này đã tạo đà tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng, trong khi năm 2012 tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8.91% nhưng đến năm 2013 và 2014 tốc độ này đã đạt tương ứng 12.5% và 14.5% . Qua đó ta thấy

25

được nền kinh tế từ năm 2012 đến 2014 đã bắt đầu hồi phục và đạt được một số thành tựu nhất định.

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động của Vietcombank giai đoạn 2012-2014

Chỉ số 2012 2013 2014 CTG VCB BID CTG VCB BID CTG VCB BI D ROE(%) 19,87 12,60 13,04 13,25 10,43 13,8 4 10,50 10,76 15,27 ROA(%) 1,28 1,13 0,75 1,08 0,99 0,78 0,93 0,88 0,83 NIM(%) 4,06 2,94 3,18 3,61 2,55 2,88 3,05 2,37 3,01

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

về quy mô ngân hàng, từ năm 2012 đến năm 2014, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vietcombank đều tăng lên, thể hiện quy mô ngân hàng ngày càng được mở rộng, trở thành một trong những ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2012 đã diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank đã thực hiện góp vốn vào Vietcombank khiến vốn điều lệ của Vietcombank tăng lên mức 23,174 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt mức 41,547 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với mức 28,639 tỷ đồng vào năm 2011.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, mặc dù tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Vietcombank đã duy trì được tổng thu nhập hoạt động kinh doanh ổn định và tăng lên qua các năm. Từ năm 2012 đến 2013 mức tăng không đáng kể (dưới 3%) do nguyên nhân tác động trực tiếp từ nền kinh tế, tuy nhiên sang đến năm 2014, tổng thu nhập của Vietcombank đã tăng khá cao so với năm 2013(trên 11%). Cùng với

26

sự tăng lên của thu nhập, chi phí hoạt động trong giai đoạn này tăng lên qua từng năm, thêm vào đó ngân hàng cũng tăng cuờng trích lập cho dự phòng rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động. Lợi nhuận truớc thuế đạt mức khả quan, mặc dù năm 2013 lợi nhuận truớc thuế giảm nhẹ do sự tăng lên của chi phí hoạt động nhung đến năm 2014 lợi nhuận này đạt mốc cao nhất trong 3 năm qua. Nhu vậy có thể thấy, mặc dù Vietcombank phải đối mặt với rất nhiều khó khăn phát sinh từ nền kinh tế nhung hoạt động của ngân hàng vẫn đuợc duy trì hiệu quả và ngày càng phát triển, trở thành một trong những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng giai đoạn.

về các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ số ROA giảm qua các năm, nguyên nhân chính là do tốc độ tăng tổng tài sản bình quân của ngân hàng lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. So sánh với các ngân hàng khác có quy mô tuơng tự nhu Vietin với ROA là 0.93% hay BIDV với ROA là 0.83% (số liệu năm 2014) thì chỉ số này của Vietcombank là hợp lý. Về chỉ tiêu ROE, năm 2012 đạt mức 12.6%, cao hơn xấp xỉ 2% so với năm 2013 và 2014 là do trong năm này Vietcombank nhận góp vốn từ cổ đông Mizuho Corporate Bank khiến vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2012 ở mức cao, nhung xét bình quân cả năm thì thấp hơn nhiều so với mức bình quân của năm 2013 và 2014, mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng lên từ năm 2012 đến 2014. Năm 2014, ROE tăng nhẹ từ 10.43% lên 10.76% do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân. So với các ngân hàng cùng khối thì chỉ số này của Vietcombank thấp hơn BIDV (luôn ở mức xấp xỉ 14% đến trên 15%) hay Vietinbank (trừ năm 2014 thì chỉ số này của Vietcombank cao hơn 0.26%). về chỉ số NIM giảm nhẹ qua từng năm trong giai đoạn 2012-2014, phản ánh tốc độ tăng truởng của nguồn thu từ lãi thấp hơn tốc độ tăng chi phí, một phần nguyên nhân cũng là do sự tăng lên của tổng tài sản, đặc biệt là tài sản sinh lời. Chỉ số này của Vietcombank luôn thấp hơn Vietinbank và BIDV trong cùng giai đoạn.

27

về các chỉ tiêu an toàn, hệ số an toàn vốn tối thiểu mặc dù giảm từ 14.63% vào năm 2012 xuống còn 11.61% năm 2014 nhưng vẫn được duy trì ở mức an toàn so với quy định của NHNN theo thông tư 13/2010/TT-NHNN là 9%. Về tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn biến động qua các năm, năm 2013 tỷ lệ này tăng nhẹ (tăng 116%) so với 2012 nhưng giảm mạnh vào năm 2014 (giảm 4.58% so với năm 2013), đồng thời thấp hơn nhiều so với mức 84.88% năm 2010 và 86.68% năm 2011. Qua đó có thể thấy tỷ lệ này ngày càng theo hướng đảm bảo an toàn cho ngân hàng và luôn nằm trong giới hạn 90% theo định hướng của Chính phủ đối với khối ngân hàng TMCP nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank năm 2013 tăng 0.33% so với 2012, tuy nhiên đến năm 2014 tỷ lệ này được kiểm soát ở mức 2.31%. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank luôn nằm trong ngưỡng an toàn là dưới 3%- cũng là mục tiêu mà Vietcombank đề ra trong từng năm và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng.

Như vậy, xét về mặt tổng quát thì tình hình tài chính của Vietcombank là khá tốt trong giai đoạn 2012-2014, đồng thời ngân hàng cũng duy trì các tỷ lệ an toàn ở mức hợp lý theo đúng quy định mà NHNN cũng như Chính phủ đề ra.

2.2.2. Tình hình thực hiện một số nghiệp vụ2.2.2.1. Huy động vốn 2.2.2.1. Huy động vốn

Biểu đồ 1. Tình hình huy động vốn của Vietcombank 2012-2014

Nguồn. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Vietcombank. Năm 2012, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 303,942 tỷ VNĐ, bằng 106.6% kế hoạch. Năm 2013, huy động vốn đạt 334,259 tỷ VNĐ, tăng 16.3% so với đầu năm, vượt kế hoạch 12%. Bước sang năm 2014, hoạt động này tăng 27.08% so với năm 2013, đạt 422, 204 tỷ VNĐ, đồng thời tỷ lệ này cao hơn mức bình quân ngành là

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2012 2013 2014

Số món bảo lãnh Món 21,224 41,788 48,332

Tăng trưởng số món bảo lãnh % - 96.89 15.66

Doanh số bảo lãnh tỷ đồng 27,416 30,439 40,308

Tăng trưởng doanh số % - 11.03 32.42

Số dư bảo lãnh bình quân tỷ đồng 16,392 16,503 18,401

Tăng trưởng số dư % - 0.68 11.5

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn/ tổng số dư bảo lãnh

% 8.80 6.1 7

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Triệu đồng 204,837 291,117 254,554

Tỷ lệ thu từ nghiệp vụ bảo lãnh/ tổng thu từ dịch vụ

% 9.16 10.6 8.17

28

15.8%. Có thể thấy rằng, công tác huy động vốn của Vietcombank giai đoạn này đạt hiệu quả cao khi mà doanh số huy động đều tăng lên một cách đáng kể qua các năm. Đặc biệt, huy động vốn từ dân cu ngày càng chiếm tỷ trọng cao, thế hiện uy tín và thuơng hiệu của Vietcombank ngày càng đuợc khẳng định trên thị truờng.

2.2.2.2. Hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2. Tình hình cho vay của Vietcombank 2012-2014

Nguồn. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Năm 2012, du nợ tín dụng đạt 241,163 tỷ VNĐ, tăng 15.16% so với năm 2011 và cao hơn mức trung bình toàn ngành 8.91%, Vietcombank đã đua ra các gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất uu đãi, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực uu tiên theo định huớng của Chính phủ.

Năm 2013, du nợ tín dụng đạt 278,357 tỷ VNĐ, tăng 14.8% so với năm 2012, vuợt 2.3% so với mức trung bình ngành. Trong năm này, Vietcombank tiếp tục thực hiện nhiều chuơng trình cho vay uu đãi lãi suất, tập trung 42% nguồn vốn tín dụng để giải ngân cho các lĩnh vực uu tiên, giải ngân nhiều dự án mang tính trọng điểm quốc gia và triển khai dự án cho vay hỗ trợ mua nhà ở theo Thông tu 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của NHNN.

Năm 2014 du nợ tín dụng đạt 323,332 tỷ đồng, tăng 17.87% so với năm 2013, cao hơn so với hệ thống (14.5%), trong năm Vietcombank tiếp tục thực hiện các gói tín dụng hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và các ngành nghề uu tiên theo định huớng của NHNN và Chính phủ.

Bên cạnh đẩy mạnh tăng truởng tín dụng, trong giai đoạn này, Vietcombank còn tăng cuờng các biện pháp tăng chất luợng tín dụng và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn và sự phát triển ổn định cho toàn hệ thống Vietcombank trên cả nuớc.

2.2.2.3. Hoạt động bảo lãnh

29

ΛΓ rư ʌ /07 ' 7 r 1 .r 1 vr 7 ʌ rτ7i ʃ/ɑ TV TkT ∙∕7 . τr∙'', TkT

Nguôn. Phòng Chính sách tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảo lãnh là các cam kết có điều kiện mà Vietcombank cấp cho khách hàng để giao dịch với một bên thứ ba trong các hoạt động về bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Rủi ro tín dụng liên quan đến việc cấp bảo lãnh về cơ bản giống rủi ro cho vay khách hàng. Hiện tại, Vietcombank đang triển khai 9 sản phẩm bảo lãnh chính, bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh đối ứng và bảo lãnh cho các mục đích chuyên biệt.

> Xét về quy mô bảo lãnh

Từ năm 2012 đến 2014 thì số món bảo lãnh Vietcombank đứng ra cam kết tăng mạnh. Năm 2013 số món bảo lãnh tăng 96.89% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 15.66% so với năm 2013. Đi cùng với sự tăng trưởng về số lượng hợp đồng bảo lãnh, doanh số bảo lãnh của Vietcombank cũng tăng trưởng tốt, tăng thêm 11% vào năm 2013 và 32.42% vào năm 2014 so với năm trước đó. Về số dư bảo lãnh bình quân, giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng lên của chỉ tiêu này, mặc dù từ 2013 số dư bảo lãnh bình quân chỉ tăng nhẹ so với năm 2012 nhưng đã được cải thiện đáng kể vào năm 2014 (tăng hơn 11% so với năm 2013). Qua đó thấy được rằng, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank ngày càng đạt hiệu quả về mặt quy mô khi mà số hợp đồng,

30

doanh số và số dư bảo lãnh bình quân liên tục tăng, đặc biệt trong năm 2014 các chỉ tiêu này đều tăng trưởng cao.

> Xét về chất lượng bảo lãnh

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng mạnh trong năm 2013 với tỷ lệ là 42.12%

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w