3.1.1.1. Định hướng đến năm 2020
Đến năm 2020 Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất với các mục tiêu cụ thể:
a. Đạt top 1 bán lẻ, top 2 bán buôn
Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.
b. Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất và đạt ROE tối thiểu 15%
Nỗ lực tối ưu hóa tỷ lệ chi phí hoạt động/ thu nhập bán hàng, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của các khối: Cơ cấu lại nguồn vốn hiệu quả thông qua phân bổ hợp lý nguồn vốn VNĐ/ngoại tệ, tăng trưởng và cân bằng tín dụng, nguồn vốn hợp lý theo kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất. Đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN và mục tiêu của Vietcombank. Nâng cao chất lượng công tác lập và giám sát kế hoạch ngân sách theo thông lệ tiên tiến...
c. Đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng
Với mục tiêu tăng dần số lượng và doanh số từ khách hàng, chú trọng vào khách hàng mục tiêu, Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các dịch vụ ngân hàng tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng
d. Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực
Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới công tác tuyển dụng, duy trì, đào tạo và luân chuyển cán bộ; tăng cường văn hóa hợp tác trong ngân hàng; tăng cường sự gắn bó và hiệu quả của cán bộ.
e. Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất
Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động NHTM dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và quản trị theo chuẩn mực quốc tế (triển khai quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II; nâng cao văn hóa quản trị rủi ro).
Thứ tự Chỉ tiêu Thực hiện 2014 Ke hoạch 2015 Tăng trưởng 54
3.1.1.2. Phương hướng phát triển năm 2015
Năm 2015, nền kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi chậm và diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước diễn biến khả quan, ngành ngân hàng tiếp tục thực hiện đồng thời vai trò kinh doanh thương mại và ổn định kinh tế vĩ mô với các nhiệm vụ: đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tăng cường công tác kiểm soát nợ xấu, tăng trưởng tín dụng phù hợp tạo động lực cho các thành phần kinh tế, tiếp tục thực hiện đề án tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả cho ngân hàng.
Với những kết quả đạt được trong năm 2014 cùng với định hướng đến năm 2020, ngay từ đầu năm, Vietcombank đã đề ra kế hoạch phát triển chung cho cả năm 2015 với phương châm Tăng tốc- Hiệu quả- Bền vững và quan điểm chỉ đạo điều hành là Quyết liệt- Kết nối- Trách nhiệm thông qua những nội dung cốt yếu:
(i) Tiếp tục củng cố và phát triển mạnh mẽ khách hàng, gia tăng thị phần; (ii) Kiểm soát tốt chất lượng tài sản;
(iii) Đảm bảo an toàn hoạt động, duy trì tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động cao hơn năm 2014;
(iv) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án nâng cao năng lực quản trị, làm tiền cho giai đoạn phát triển mới.
về hoạt động kinh doanh, Vietcombank đã đưa ra định hướng chính, bao gồm tiếp tục chú trọng công tác khách hàng; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi kèm với kiểm soát chất lượng tín dụng; tiếp tục dịch chuyển cơ cấu huy động vốn một cách linh hoạt và hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đầu tư góp vốn; đa dạng hóa sản phẩm, tăng thu từ dịch vụ; kết quả tài chính trong cả năm đạt 5900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
về công tác quản trị điều hành, Vietcombank sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới và kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ các phòng tại HSC, chi nhánh; tăng cường công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ, gắn việc đánh giá, đãi ngộ cán bộ với năng suất, chất lượng hiệu quả công việc, chuẩn hóa quy trình, nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; triển khai các dự án nhằm từng bước áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II, tăng cường công tác truyền thông, quan hệ nhà đầu tư; tích cực triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả các dự án chuyển đổi nâng cao năng lực quản trị.
Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản thực hiện năm 2014 và kế hoạch cho năm 2015 được trình bày trong Đại hội cổ đông năm 2015. Nhìn chung định hướng của ngân hàng là tiếp tục tăng quy mô tổng tài sản với mức tăng trưởng 11.5%, dư nợ cho tín dụng tăng 13% và dư nợ tiền gửi huy động của khách hàng và phát hành giấy
55
tờ có giá là 12%, lợi nhuận trước thuế đạt 5900 tỷ đồng trên cơ sở mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở mức xấp xỉ 5500 tỷ đồng. Thêm vào đó là giảm chi phí lương trên lợi nhuận trước thuế (chưa bảo gồm lương) và mở rộng mạng lưới hoạt động với 6 chi nhánh sẽ được đưa vào hoạt động năm 2015. về mức chi trả cổ tức cho các cổ đông, Vietcombank quyết định giữ nguyên tỷ lệ chi trả là 10% mệnh giá.
1 Tổng tài sản (tỷ đồng) 576,989 643,343 11.50%
2 Dư nợ cho vay khách hàng (tỷ đồng) 323,332 365,365 13.00%
3 Tiền gửi của khách hàng và phát hành GTCG (tỷ đồng)
424,412 475,342 12.00%
4 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 5,876 5,900 10.40%
5 Lao động cuối kỳ (người) 14,099 14,804 5.00%
6 Chi phí lương trên lợi nhuận trước
thuế chưa bao gồm lương
35% 7%
7 Số chi nhánh tăng thêm 10 6
8 Tỷ lệ nợ xấu 2.31% <2.5%
TT Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2014
Ke hoạch
năm 2015 trưởng (%)Tăng
1 Số lượng khách hàng 120 144 20.00 2 Số món bảo lãnh 6,782 7,935 17.00 3 Doanh số bảo lãnh (tỷ đồng) 3,624 4,240 17.00 4
Doanh thu bảo lãnh (triệu đồng)
22,886 26,777 17.00
5
Tỷ lệ doanh số bảo lãnh phải trả thay/ tổng doanh số bảo lãnh thuế (%)
2.36 2.00
Nguồn. Báo cáo của HĐQT về hoạt động năm 2014 và định hướng năm 2015.
3.1.2. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK
Căn cứ vào phương hướng phát triển năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Vietcombank đã đưa ra kế hoạch và phương hướng phát triển cho nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK trong những năm tới đây, đặc biệt là năm 2015.
(i) Hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình bảo lãnh TTTXNK, tối thiểu hóa thời gian làm thủ tục mở bảo lãnh và các nghiệp vụ liên quan cho khách hàng.
(ii) Củng cố quan hệ với các khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm đối tượng khách hàng mới, nhất là với những khách hàng tiềm năng nhưng phải có sự chọn lọc, chú trọng tại những tỉnh/ thành phố có tiềm năng phát triển lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nằng, Khánh Hòa, Bình Dương, Cần Thơ...
56
(iii) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tác nghiệp nghiệp vụ và tư vấn cho khách hàng của các cán bộ liên quan.
(iv) Tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh trên cơ sở đảm bảo an toàn và tối thiểu hóa rủi ro cho ngân hàng.
(v) Hiện đại hóa cơ sở vật chất và công nghệ phục vụ cho nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK.
Với các phương hướng đặt ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đề ra các mục tiêu và kế hoạch cụ thể với sản phẩm bảo lãnh TTTXNK như sau:
6
Cơ cấu khách hàng theo vị trí địa lý Tập trung nhiều nhất tại 3 tỉnh/ thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Quàng Ninh (Móng Cái) và Hà Nam Ngoài TP. Hồ Chí Minh, Móng Cái, Hà Nam, đẩy mạnh các biện pháp tăng số lượng khách hàng và doanh số bảo lãnh tại những tỉnh/ thành phố tiềm năng khác, bao gồm: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nang, Khánh Hòa, Bình Dương...
Nguồn. Kế hoạch bảo lãnh TTTXNK năm 2015 của Vietcombank (Phòng Chính sách tín dụng)
57
Mục tiêu của Vietcombank là phát triển mạnh mẽ sản phẩm bảo lãnh TTTXNK trong năm 2015, cụ thể: tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm thêm 20%, từ 120 khách hàng lên 144 khách hàng năm 2015. Đồng thời các chỉ tiêu số hợp đồng bảo lãnh, doanh số bảo lãnh và doanh thu bảo lãnh mục tiêu tăng trưởng là 17%. Thêm vào đó, Vietcombank cũng định hướng phát triển đồng bộ sản phẩm trên quy mô cả nước, tránh việc tập trung vào một vài chi nhánh, tăng cường ở các tỉnh/ thành phố có tiềm năng phát triển sản phẩm như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nằng, Khánh Hòa và Bình Dương...
3.1.3. Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNKnăm 2015 năm 2015
Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam năm 2014 là nền tảng quan trọng để đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mức dự báo là là 6.2% trong năm 2015, trong khi lạm phát ổn định. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 tăng mạnh hơn so với năm 2014. Đây là một nhân tố quan trọng tác động đến việc doanh nghiệp tăng cường sử dụng các sản phẩm bảo lãnh TTTXNK tại các ngân hàng.
Bên cạnh đó, sự thay đổi trong một số thông tư trong năm 2015 cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động bảo lãnh TTTXNK. Ngày 25/03/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay thế cho thông tư 128/2013/TT-BTC. Về cơ bản, thông tư 38 không có sự thay đổi so với thông tư 128 về thời hạn nộp thuế, tuy nhiên thông tư mới có sự nới lỏng hơn về điều kiện người nộp thuế được bảo lãnh khi bỏ yêu cầu người nộp thuế có vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ đồng. Với sự mở rộng hơn về đối tượng bảo lãnh cho ngân hàng, sự nới lỏng điều kiện cho người phát sinh nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu, cũng như tính thuận tiện và hiệu quả của sản phẩm bảo lãnh TTTXNK và những lợi thế sằn có của Vietcombank, sản phẩm bảo lãnh TTTXNK sẽ phát triển mạnh trong thời gian sắp tới, đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 góp phần quan trọng vào việc cải
58
cách thủ tục hải quan, trong đó có thủ tục và quy định bảo lãnh TTTXNK của các NHTM.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHAM BẢO LÃNH TTTXNK TẠI NGAN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Để thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra cho năm 2015 và các năm tới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam cần đề ra các giải pháp kịp thời và hữu hiệu để phát huy những thế mạnh và hạn chế những điểm yếu, đồng thời tận dụng đuợc thời cơ để phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK cả về quy mô và chất luợng, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng trong mảng bảo lãnh nói riêng và trong hoạt động kinh doanh nói chung. Duới đây là một số giải pháp nhằm mục tiêu phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK tại Vietcombank.
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK trongtừng thời kỳ từng thời kỳ
Căn cứ vào đuờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nuớc, định huớng của các bộ ban ngành liên quan đến hoạt động bảo lãnh TTTXNK cũng nhu mục tiêu phát triển của mình, Ngân hàng TMCP Ngoại thuơng Việt Nam cần đề ra và xây dựng kế hoạch chi tiết cả ngắn hạn và dài hạn để phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK. Việc xây dựng kế hoạch có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Vietcombank nói chung và với sản phẩm bảo lãnh TTTXNK nói riêng, giúp Vietcombank xác định đuợc huớng đi các mục tiêu cụ thể, đồng thời xác định phuơng thức thực hiện để đạt đuợc mục tiêu đó.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK phải toàn diện và cụ thể bao gồm các mục tiêu về số luợng và chất luợng bảo lãnh, sự tăng truởng, quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận tham gia cũng nhu giải pháp để từng buớc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này. Các mục tiêu, quy định và giải pháp đuợc đề ra phải phù hợp với điều kiện về tài chính, nhân sự, quản trị của ngân hàng, với tình hình nền kinh tế trong từng giai đoạn và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Vietcombank cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính, cơ quan Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế trong việc xây dựng kế hoạch bảo lãnh nhằm tối đa hóa tiền thuế thu đuợc và hiệu quả hóa hoạt động bảo lãnh TTTXNK của ngân hàng. Ngoài ra, việc phối hợp này còn tạo ra sự nhất quán trong chính sách, chủ truơng của các bộ, ban, ngành, tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, giúp sản phẩm bảo lãnh TTTXNK của Vietcombank đuợc chấp nhận rộng rãi,
59
khách hàng nhờ đó cũng dễ dàng và thuận tiện hơn khi sử dụng sản phẩm này của ngân hàng.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng cần phải linh hoạt trong việc xây dựng những kế hoạch ngắn hạn. Neu tình hình thực tế không đi đúng kế hoạch dài hạn mà ngân hàng đề ra do những nguyên nhân phát sinh từ sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước, nhu cầu thực tế của ngân hàng hay nguồn lực hạn chế của ngân hàng, Vietcombank cần phải có sự thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với thực tế đó. Điều này sẽ góp phần giúp Vietcombank đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động bảo lãnh TTTXNK, từ đó tăng doanh thu và uy tín của ngân hàng.
3.2.2. Đẩy mạnh quan hệ với khách hàng truyền thống, tăng cường tìmkiếm khách hàng mới. kiếm khách hàng mới.
Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của một ngân hàng nói chung và sản phẩm bảo lãnh TTTXNK nói riêng. Chính vì thế mà việc đẩy mạnh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng luôn nằm trong mục tiêu hàng đầu của Vietcombank và do đó, Vietcombank cần có những biện pháp cụ thể đối với khách hàng truyền thống và khách hàng mới.
Đối với khách hàng truyền thống đã có quan hệ lâu năm và đủ uy tín, Vietcombank cần phải duy trì và phát triển mối quan hệ đó bằng các chính sách ưu đãi khi khách hàng yêu cầu thực hiện bảo lãnh TTTXNK chẳng hạn như chính sách về phí, tài sản bảo đảm, thanh toán hoặc giảm bớt các thủ tục rườm rà, tạo sự thuận lợi nhất, tối thiểu hóa thời gian và chi phí cho khách hàng. Ngân hàng cần phải linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm bảo lãnh TTTXNK cho những khách hàng này, ngoài ra cần phân chia các nhóm khách hàng truyền thống dựa vào mức độ uy tín, lịch sử giao dịch, thời gian gắn kết với ngân hàng... để đưa ra những quy định cụ thể, tạo điều kiện