Những thành công đạt được

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 58)

2.4.1.1. Quy trình bảo lãnh TTTXNK chi tiết, tạo sự nhất quán và trôi chảy trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Tháng 5/2013, Vietcombank ban hành văn bản chính thức quy định về nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK nói riêng và hoạt động bảo lãnh nói chung. Các văn bản này quy định rõ ràng và cụ thể về đối tuợng, phạm vi, cách thức, quy trình bảo lãnh cũng nhu vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh thuế. Đây là thành công của Vietcombank trong việc thống nhất và chuẩn hóa nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK, giúp cán bộ thực hiện hoạt động này một cách có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, đem lại nguồn lợi lớn, đồng thời cũng hạn chế đuợc những rủi ro ảnh huởng đến kết quả hoạt động và uy tín của ngân hàng.

2.4.1.2. Có bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh

Tại Sở giao dịch và một số chi nhánh lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Vietcombank xây dựng Phòng bảo lãnh riêng đảm nhiệm các công việc liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh, trong đó có bảo lãnh TTTXNK. Tại các chi nhánh khác trong hệ thống, mặc dù không có Phòng bảo lãnh riêng nhung đều có một bộ phận bảo lãnh trực thuộc Phòng

45

Kinh doanh dịch vụ hoặc Phòng thanh toán quốc tế. Việc tách riêng bộ phận bảo lãnh là một thành công của Vietcombank trong định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nói chung và bảo lãnh TTTXNK nói riêng bởi nghiệp vụ này đã được chuyên môn hóa, tập trung để phát triển cả về quy mô và chất lượng, đồng thời những cán bộ thuộc Phòng/Bộ phận này đều là những người có kiến thức nhất định về bảo lãnh, trong đó có bảo lãnh TTTXNK.

2.4.1.1. Hoạt động bảo lãnh TTTXNK đã đạt hiệu quả đáng kể

Hoạt động bảo lãnh TTTXNK của Vietcombank trong 3 năm gần đây đã đạt được những kết quả khả quan khi số lượng khách hàng có sự tăng trưởng nhất định, số món bảo lãnh lớn, doanh số bảo lãnh chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu các hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, đồng thời doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK đã đóng góp phẩn quan trọng trong tổng doanh thu bảo lãnh nói riêng và tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ nói chung của Vietcombank. Đặc biệt năm 2013, tất cả các chỉ tiêu này đều tăng trưởng mạnh, đạt giá trị cao, điều này không chỉ đem lại kết quả kinh doanh tốt cho ngân hàng mà còn hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả trong việc thông quan hàng hóa, đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa và thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh liên quan phát triển.

Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo lãnh TTTXNK được tiến hành nhanh chóng, chính xác và kịp thời, đáp ứng được nhu cầu thông quan và giải phóng hàng hóa sớm của doanh nghiệp.

2.4.1.2. Tăng doanh thu cho các hoạt động khác của ngân hàng

Theo quy định của Bộ tài chính, một trong những điều kiện đối với các doanh nghiệp khi đề nghị ngân hàng bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là phải thực hiện thanh toán tiền thuế qua ngân hàng. Quy định này không chỉ giúp Vietcombank thu được nguồn phí từ hoạt động bảo lãnh mà còn thu được các phí liên quan như phí thanh toán, chuyển tiền...Bên cạnh đó, khi phát hành bảo lãnh TTTXNK, Vietcombank yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định, đây chính là nguồn vốn mà ngân hàng có thể sử dụng trong thời gian bảo lãnh. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm bảo lãnh TTTXNK đã trở thành khách hàng lớn hoặc khách hàng tiềm năng của Vietcombank, đây là một trong các yếu tố rất quan trọng dẫn đến việc tăng doanh số và thu nhập từ việc cung cấp các sản phẩm khác như cho vay, huy động vốn, thanh toán quốc tế.cho những khách hàng đó, góp phần tăng doanh thu, uy tín và thương hiệu của Vietcombank.

46

2.4.1.3. Mức phí bảo lãnh TTTXNK hợp lý

Mức phí là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Nhờ quy mô ngân hàng lớn, uy tín cao và sự chuyên nghiệp, mức phí bảo lãnh ở mức độ hợp lý hơn so với các ngân hàng khác cho cùng nghiệp vụ này. Chẳng hạn, mức phí phát hành bảo lãnh ký quỹ 100% tại Vietcombank tối đa là 0.6%/năm đối với khoản bảo lãnh bằng tiền mặt hoặc từ tài khoản không kỳ hạn tại VCB tính trên số tiền bảo lãnh, trong khi tại BIDV là 1.5%/năm và Eximbank là 0.72%/năm tính trên giá trị khoản bảo lãnh. Với bảo lãnh ký quỹ không đủ 100%, Vietcombank quy định mức phí vào khoảng 0.6-0.72%/năm, trong khi tại Eximbank mức phí này từ 0.72-1.2%, hay tại Vietinbank, mức phí là 0.75% tính trên phần giá trị ký quỹ hoặc đảm bảo số du tài khoản tiền gửi và 2% với phần giá trị không ký quỹ hoặc không đuợc đảm bảo bằng số du tài khoản tiền gửi. Vietcombank đã xây dựng đuợc một chính sách phí khá hợp lý, góp phần tăng doanh số bảo lãnh TTTXNK và thu nhập cho ngân hàng.

2.4.1.4. Kiểm soát rủi ro tốt

Nhu đã phân tích ở trên, khi mới đua vào hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK, nghiệp vụ này đã đem lại rủi ro lớn cho ngân hàng khi doanh số mà Vietcombank phải trả thay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số bảo lãnh TTTXNK. Tuy nhiên nhờ kinh nghiệm qua quá trình thực hiện nghiệp vụ này, Vietcombank đã hạn chế một cách thành công rủi ro này, việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ với cơ quan Hải quan thay khách hàng chỉ chiếm một con số nhỏ về cả giá trị tuyệt đối và giá trị tuơng đối so với tổng doanh số bảo lãnh TTTXNK, nhất là trong năm 2013. Năm 2014 mặc dù có sự tăng lên về doanh số bảo lãnh thuế ngân hàng phải trả thay nhung khi so sánh với tổng doanh số bảo lãnh TTTXNK, tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho ngân hàng.

2.4.1.5. Uy tín thương hiệu tăng

Nghiệp vụ bảo lãnh là nghiệp vụ đuợc thực hiện bằng uy tín và thuơng hiệu của ngân hàng. Chính vì vậy, khi thực hiện thành công các bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nhu thực hiện đúng cam kết thanh toán cho cơ quan Hải quan trong truờng hợp các doanh nghiệp này không thực hiện đúng nghĩa vụ, uy tín của Vietcombank cũng đuợc nâng cao. Uy tín cao không chỉ thu hút các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm này của Vietcombank mà còn đuợc cơ quan Hải quan tin tuởng và chấp nhận. Thực tế có nhiều ngân hàng dù đã phát hành bảo lãnh với cam kết thanh toán cho cơ quan Hải quan khi đến hạn doanh nghiệp không thực hiện đuợc nghĩa vụ

47

của mình nhưng cuối cùng đã không thực hiện đúng cam kết đó, dẫn đến các tranh chấp giữa các bên tham gia và các bảo lãnh TTTXNK sau đó phát hành bởi ngân hàng không còn được cơ quan Hải quan chấp nhận, ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch thông quan của doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như uy tín của ngân hàng.

Uy tín của Vietcombank được thể hiện rất rõ qua các chỉ số đã phân tích ở trên như số lượng khách hàng tăng trưởng, doanh số và doanh thu đóng góp phần quan trọng trong cơ cấu hoạt động bảo lãnh nói chung, rủi ro ngày càng được kiểm soát hiệu quả.

2.4.1.6. Phối hợp tốt với hải quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tăng ngân sách nhà nước nhờ thu thuế xuất nhập khẩu

Việc bảo lãnh thuế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có vai trò rất lớn trong việc thông quan và giải phóng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, thỏa thuận giữa Vietcombank và Tổng cục Hải quan trong việc đưa bảo lãnh TTTXNK, đặc biệt là phát hành thư bảo lãnh điện tử đã hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc giảm thời gian và thủ tục thông quan hàng hóa, hưởng ưu đãi về thời gian nộp thuế. Doanh nghiệp nhờ đó cũng có đủ thời gian và nguồn lực để thực hiện cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình với cơ quan Hải quan. Điều này đã góp phần đáng kể trong việc tăng thuế thu được, hạn chế tình trạng trốn thuế từ doanh nghiệp. Với số tiền thuế thu được, Chính phủ có nhiều cơ hội để thực hiện các dự án cho cộng đồng, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

2.4.1. Những vấn đề còn tồn tại

2.4.2.1. Môi trường pháp lý để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh TTTXNK chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.

Hiện nay, hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh TTTXNK nói riêng chưa có nguồn luật chính thức điều chỉnh và dẫn chiếu, trong đó với bảo lãnh chỉ có các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định, quyết định, còn với bảo lãnh TTTXNK thì chưa có một quy định riêng. Điều này dẫn đến khái niệm và các điều khoản áp dụng bảo lãnh TTTXNK có thể bị hiểu khác nhau tại các ngân hàng, gây ra sự thiếu thống nhất và khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận sản phẩm cũng như sự giám sát, quản lý và xử phạt đối với các hành vi vi phạm hợp đồng bảo lãnh.

2.4.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK tăng trưởng chưa thật sự ổn định

Mặc dù số lượng khách hàng, doanh số và doanh thu từ bảo lãnh TTTXNK tăng mạnh mẽ so các năm 2013 và 2014 so với năm khởi đầu 2012 nhưng sự phát triển

48

này còn chưa bền vững, bằng chứng là các chỉ tiêu này đạt giá trị rất cao năm 2013 nhưng đã giảm một phần không nhỏ vào năm 2014, mặc dù nền kinh tế năm 2014 đã khởi sắc hơn năm 2013, đồng thời hoạt động xuất nhập khẩu năm 2014 cũng đạt nhiều thành tựu hơn năm 2013 khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2014 đạt 298.24 tỷ USD, trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 148.05 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 150.19 tỷ USD, tăng 12.9% tương ứng tăng 34.17 tỷ USD về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng 12,1% tương ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD về kim ngạch nhập khẩu và tăng 13,7% tương ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu so với năm 2013 (số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2014).

2.4.2.3. Quy mô khoản bảo lãnh chủ yếu là vừa và nhỏ.

Doanh số trung bình của một món bảo lãnh TTTXNK tại Vietcombank còn khá khiêm tốn, chứng tỏ các khoản bảo lãnh này chủ yếu là các khoản bảo lãnh có giá trị vừa và nhỏ. Mặt khác, chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong giai đoạnh 2012-2014, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK, đặc biệt là chi phí về thời gian và nguồn nhân lực thực hiện nghiệp vụ.

2.4.2.4. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm còn hạn chế

Năm 2013 là năm có số khách hàng sử dụng sản phẩm bảo lãnh TTTXNK nhiều nhất nhưng số lượng chỉ là 170 khách hàng. Trong khi đó số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu là rất lớn, tính trong năm 2013 đã có 52,200 doanh nghiệp (số liệu của TCHQ). Như vậy có thể thấy rằng, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng sản phẩm bảo lãnh chiếm phần rất nhỏ trong tổng số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu của cả nước. Do đó, mục tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Vietcombank trong thời gian tới.

2.4.2.5. Tỷ trọng doanh thu đối với tổng doanh thu bảo lãnh và thu từ dịch vụ chưa thực sự ổn định

Mặc dù có sự tăng trưởng nhất định nhưng tỷ trọng về doanh số cũng như doanh thu của bảo lãnh TTTXNK so với bảo lãnh nói chung chưa thực sự ổn định, biến động lớn qua các năm. Đặc biệt khi so sánh doanh thu từ bảo lãnh TTTXNK và doanh thu từ hoạt động dịch vụ thì thấy rằng, nguồn thu từ bảo lãnh TTTXNK chỉ chiếm một phần rất nhỏ và không đáng kể. Đây là một trong những tồn tại của Vietcombank, nếu muốn phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK thì ngân hàng cần tăng cường vai trò của sản phẩm này đối với toàn bộ nghiệp vụ bảo lãnh và hoạt động dịch vụ.

49

2.4.2.6. Chưa phát huy được hết tiềm lực của sản phẩm

Điều này thể hiện rõ nét ở cơ cấu phân bố khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh TTTXNK của Vietcombank theo vị trí địa lý. Qua sự phân tích ở trên ta thấy rằng, khách hàng dùng sản phẩm này chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn nhu Hà Nội hay có ngành công nghiệp phát triển nhu Bình Duơng trong năm 2012; tại một số tỉnh/ thành phố có cảng biển quốc tế hay cửa khẩu nhu TP. Hồ Chí Minh, Móng Cái vào năm 2013 và 2014. Trong khi đó, phần khách hàng còn lại nằm rải rác ở hơn 80 chi nhánh còn lại trên toàn hệ thống, tại nhiều tỉnh/ thành phố khác có uu thế trong hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hay có cảng biển phát triển khách hàng cũng chua sử dụng nhiều sản phẩm này nhằm phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Nhu vậy, Vietcombank muốn phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK thì một trong những vấn đề đặt ra là làm thế nào để sản phẩm đuợc sử dụng một cách rộng rãi và phân bổ một cách có hiệu quả.

2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Sự thay đổi của các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến hoạt động bảo lãnh TTTXNK của Vietcombank trong giai đoạn này là sự thay đổi Luật quản lý thuế và Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể, khi Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế năm 2006 có hiệu lực từ 01/07/2013 đã bỏ ân hạn thuế, trừ đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì vẫn đuợc ân hạn thuế tối đa là 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan khi đảm bảo đuợc các điều kiện về cơ sở sản xuất, thời gian hoạt động xuất nhập khẩu và sự tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế truớc đó, quy định về thanh toán qua ngân hàng.Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên hoặc trong truờng hợp tạm nhập tái xuất hoặc hàng hóa không thuộc phải là nguyên liệu, vật tu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và không phải là hàng tạm nhập tái xuất, muốn đuợc ân hạn thuế thì phải có bảo lãnh của ngân hàng. Về lý thuyết thì việc sửa đổi bổ sung này sẽ đem lại cho ngân hàng nhiều hợp đồng bảo lãnh TTTXNK bởi đây là cách giúp doanh nghiệp đuợc trì hoãn nộp thuế nhung vẫn đuợc thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, Thông tu 128/2013/TT-BTC có hiệu lực từ 01/11/2013 (thay thế Thông tu 194/2010/TT-BTC) huớng dẫn chi tiết về thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu, xuất khẩu

50

và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, trên cơ sở luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 đã chi tiết hóa các quy định về thời hạn nộp thuế, đồng thời đua ra điều kiện đối với doanh nghiệp đuợc ngân hàng bảo lãnh thuế nhu vốn chủ sở hữu phải trên 10 tỷ đồng, có hoạt động xuất nhập khẩu tối thiểu là 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ chấp hành nộp thuế và quy định hải quan khác. Điều này khiến cho các doanh nghiệp không kịp thích ứng và gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để thanh toán thuế truớc thông quan hoặc mở bảo lãnh TTTXNK tại ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh về cả số luợng khách hàng, số món bảo lãnh và doanh số bảo lãnh thuế tại Vietcombank năm 2014.

b. Nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn

Mặc dù nền kinh tế năm 2013 và 2014 đã từng buớc đuợc phục hồi nhung

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w