Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 83 - 85)

3.3.1.1. Ban hành Luật về bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh TTTXNK

Bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh TTTXNK nói riêng ở Việt Nam hiện nay chưa có một nguồn luật cụ thể để dẫn chiếu khi thực hiện. Các hoạt động bảo lãnh chỉ mới được thực hiện thông qua các văn bản dưới luật như quy chế, quy định, thông tư, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, trong đó bảo lãnh TTTXNK là một nghiệp vụ rất mới và được nhắc đến rất ít trong các văn bản đó. Chẳng hạn như trong Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng, phần định nghĩa không có định nghĩa cụ thể và riêng biệt về bảo lãnh TTTXNK mà nằm trong mục các bảo lãnh khác. Điều này khiến cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK trong quy định chung về bảo lãnh mặc dù nghiệp vụ này có nhiều điểm đặc trưng và riêng biệt, gây khó khăn cho các ngân hàng khi xây dựng quy trình cụ thể cho ngân hàng mình và khi thực hiện quy trình. Chính vì vậy, việc ban hành một luật riêng biệt về bảo lãnh ngân hàng, trong đó có điều khoản cụ thể về bảo lãnh TTTXNK có vai trò rất

67

quan trọng trong việc định hướng và tạo khung pháp lý cho các ngân hàng thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh sự cần thiết của việc ban hành Luật Bảo lãnh ngân hàng và Luật Bảo lãnh TTTXNK, Chính phủ cần hoàn thiện và cập nhật những nhu cầu thực tế vào trong luật Quản lý thuế, đặc biệt là các điều khoản về thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu cho cơ quan Hải quan của các doanh nghiệp khi thông quan hàng hóa và điều kiện về người nộp thuế được ngân hàng bảo lãnh cũng như quy định bảo lãnh của ngân hàng được Hải quan chấp nhận. Những điều khoản này có tác động trực tiếp tới quy trình nghiệp vụ của ngân hàng trong việc đưa ra các điều kiện về khách hàng, thời hạn bảo lãnh, các loại bảo lãnh,... tạo ra sự thống nhất trong hoạt động của ngân hàng và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK.

Thêm vào đó, Luật Hải quan khi quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và hoạt động của Hải quan cần bổ sung các điều khoản quy định các trường hợp áp dụng bảo lãnh của ngân hàng nói chung và bảo lãnh TTTXNK nói riêng, quy định rõ sự phối hợp giữa Hải quan và các tổ chức, các ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK nhằm thông quan hàng hóa và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.3.1.2. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế.

Bảo lãnh TTTXNK là nghiệp vụ bảo lãnh nộp thuế xuất nhập khẩu trong quá trình thông quan hàng hóa, chính vì vậy nghiệp vụ này có mối quan hệ mật thiết với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới sẽ thúc đẩy sự giao thương buôn bán giữa Việt Nam và các quốc gia khác, hoạt động xuất nhập khẩu do đó cũng phát triển. Các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài, do vậy nhu cầu phát sinh nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu để thông quan hàng hóa ngày càng lớn, dẫn đến sự ưa chuộng sử dụng sản phẩm bảo lãnh TTTXNK. Sản phẩm bảo lãnh TTTXNK sẽ có cơ hội phát triển cả về quy mô và chất lượng bảo lãnh, đem lại doanh thu lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể trong quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác với nước ngoài, ký kết các thỏa thuận về kinh tế đảm bảo giao thương thường xuyên giữa các nước tham gia, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục thành lập các hiệp hội ngành, tổ chức các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến thương mại, thành lập các quỹ bảo lãnh

68

doanh nghiệp... Điều đó không chỉ thể hiện sự định hướng của Chính phủ trong việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu mà còn gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK của các ngân hàng nói chung và của Vietcombank nói riêng.

Đối với các ngân hàng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan có thể vận động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) trong việc nâng cao năng lực quản lý, hoạt động và đổi mới công nghệ của các ngân hàng. Nhờ đó, hoạt động của các ngân hàng, trong đó có Vietcombank đạt hiệu quả ngày càng cao, tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ phát triển, đặc biệt là sản phẩm bảo lãnh TTTXNK.

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w