Với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 86)

3.3.4.1. Không ngừng nâng cao uy tín, hình ảnh và thương hiệu

Uy tín là điều kiện cần thiết sự tồn tại của bất kỳ ngân hàng nào hiện nay, vì vậy Vietcombank cần không ngừng nâng cao uy tín, hình ảnh và thuơng hiệu của mình không chỉ trong nuớc mà còn trên thế giới. Việc khẳng định uy tín và thuơng hiệu Vietcombank có thể đuợc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau nhu quảng bá rộng rãi trên các phuơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các hoạt động vì cộng đồng, và quan trọng hơn cả đó là nâng cao hiệu quả sản phẩm và chất luợng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

70

3.3.4.2. Chính sách phí bảo lãnh

Trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng như hiện nay, yếu tố về phí đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy, Vietcombank cần cân đối và điều chỉnh giảm phí một cách thích hợp trong từng giai đoạn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và khả năng của các doanh nghiệp, từ đó thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm.

3.3.4.3. Công tác đào tạo cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK

Nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK là một nghiệp vụ mới tại các NHTM Việt Nam nên những kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ còn rất hạn chế, chính vì vậy mà Vietcombank cần phải chú trọng công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là các cán bộ và nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK. Việc đào tạo bao gồm hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành, đào tạo kĩ năng tác nghiệp, năng lực chuyên môn, đồng thời tạo cơ hội cho các chi nhánh trong hệ thống giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện nghiệp vụ vì sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK của Vietcombank.

Việc đào tạo này có thể mang tính chất tập trung toàn hệ thống hoặc theo từng chi nhánh. Trong trường hợp đào tạo cấp chi nhánh, Vietcombank nên hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các chi nhánh nhằm tăng hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ.

3.3.4.4. Giải pháp công ngh ệ

Công nghệ có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK vì nó đẩy nhanh tốc độ xử lý chứng từ và tốc độ thông quan hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay giữa Vietcombank và Tổng cục Hải quan đã được kết nối theo một hệ thống trực tuyến hiện đại, tuy nhiên cũng cần phải thường xuyên nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đó sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, Vietcombank nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tạo lập và phát triển hệ thống công nghệ kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện tối thiểu hóa thời gian thực hiện nghiệp vụ và nâng cao lợi ích cho các bên tham gia.

3.3.5. Với các khách hàng

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, sản phẩm bảo lãnh TTTXNK ra đời có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập

71

khẩu. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng còn phát sinh khá nhiều rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho chính doanh nghiệp cũng nhu cho ngân hàng và hỗ trợ ngân hàng hoàn thành tốt chỉ tiêu đuợc giao, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện một số điều sau:

S Cung cấp thông tin trung thực về năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng thuơng mại quốc tế, tờ khai hải quan... làm cơ sở để ngân hàng thẩm định chính xác và đua ra quyết định bảo lãnh phù hợp, đồng thời tu vấn cho khách hàng.

S Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các khâu còn lại của quá trình thực hiện hợp đồng thuơng mại với đối tác nuớc ngoài nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và tạo nguồn tiền thanh toán thuế cho cơ quan Hải quan.

S Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng, các quy định về bảo lãnh TTTXNK nói riêng và hoạt động bảo lãnh nói chung. Điều này sẽ tạo quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp và ngân hàng, đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm bảo lãnh TTTXNK cũng nhu các sản phẩm khác của Vietcombank.

72

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã đi trình bày cụ thể định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong năm 2015 và giai đoạn tới trong hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là việc phát triển sản phẩm bảo lãnh TTTXNK, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp, toàn diện cho ngân hàng, các tổ chức liên quan nhằm tạo nền tảng và cơ hội cho việc tăng trưởng hoạt động bảo lãnh TTTXNK cả về quy mô và chất lượng.

73

KẾT LUẬN

Trong xu thế các sản phẩm tài trợ thương mại đang phát triển như hiện nay, việc ra đời và ứng dụng sản phẩm bảo lãnh TTTXNK vào quy trình của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng. Sản phẩm này không chỉ công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc đẩy nhanh tốc độ thông quan và giải phóng hàng hóa mà chưa cần nộp tiền thuế, nó còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của sản phẩm bảo lãnh TTTXNK tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, em đã:

V Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động bảo lãnh nói chung và hoạt động bảo lãnh TTTXNK nói riêng, nghiên cứu sản phẩm bảo lãnh TTTXNK tại một số nước và đưa ra các chỉ số đánh giá sự phát triển của sản phẩm.

V Nghiên cứu, phân tích tổng quan hoạt động của Vietcombank trong giai đoạn 2012-2014, đặc biệt là trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh TTTXNK, từ đó nhận xét những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn khi thực hiện nghiệp vụ và phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.

V Đề xuất giải pháp và kiến nghị với Vietcombank và các đối tượng hữu quan khác phù hợp với định hướng và mục tiêu của ngân hàng vì sự phát triển toàn diện của sản phẩm bảo lãnh TTTXNK.

Do sự hạn chế về mặt kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, sự khó khăn khi tìm tài liệu tham khảo và thu thập số liệu, em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các quý thầy cô giúp em hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến- TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê

2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê

3. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang Tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê

4. Học viện Ngân hàng (2013), Tài trợ thương mại quốc tế

5. PGS. TS. Lê Văn Tề (1994), Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh

6. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, tái bản lần 2, Nhà xuất bản Thống kê

7. Peter Rose (1998), Quản trị Ngân hàng thương mại, xuất bản lần thứ 4, in lần thứ 2 tại Việt Nam

8. Herbert J.Kessler, Trần Mậu dịch (1993), Tài chính ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật

9. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

10. Hungary and the Community Customs Legislation (2010) 11. UNCTAD (2011), Bonded Customs Transit

12. Bộ luật Dân sự 2005

13. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam các năm 2012, 2013, 2014

14. Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2015

15. Biểu phí dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

16. Biểu phí dịch vụ qua hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp

17. Biểu phí bảo lãnh VNĐ và ngoại tệ Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

18. Biểu phí bảo lãnh Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

19. So sánh chỉ tiêu tài chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

20. Các trang web: - www.sbv. gov.vn - www.customs.gov.vn - www.mof.gov.vn - www.vietcombank.com.vn - www.vietinbank.vn - www.bidv.com.vn - www.exim.com.vn

- www.ec.europa.eu/taxation customs/index en.htm

- www.cbp.gov/trade

PHỤ LỤC 01

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN THAM GIA BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THEO THÔNG Tư 28/2012/TT-NHNN QUY ĐỊNH

VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Điều 25. Quyền của bên bảo lãnh

1. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên được bảo lãnh hoặc của bên bảo lãnh đối ứng.

2. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.

3. Yêu cầu bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các

tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

4. Yêu cầu bên được bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh (nếu cần).

5. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt theo thỏa thuận.

6. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

7. Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

8. Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả ngay trong ngày số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.

9. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

10. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.

11. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

12. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 26. Quyền của bên bảo lãnh đối ứng

2. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối

với bên nhận bảo lãnh.

3. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).

4. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đuợc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài bảo lãnh đối ứng (nếu cần).

5. Thu phí bảo lãnh theo thỏa thuận.

6. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

7. Hạch toán ghi nợ cho bên đuợc bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh, yêu cầu bên đuợc bảo lãnh hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.

8. Xử lý tài sản bảo đảm của bên đuợc bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

9. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên đuợc bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

10. Chuyển nhuợng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nuớc đối với từng truờng hợp cụ thể.

11. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 27. Quyền của bên xác nhận bảo lãnh

1. Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng.

2. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).

3. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đuợc bên bảo lãnh xác nhận bảo lãnh (nếu cần).

4. Thỏa thuận với bên bảo lãnh và/hoặc khách hàng về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, thu

phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.

5. Hạch toán ghi nợ cho bên bảo lãnh hoặc bên đuợc bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa

vụ xác nhận bảo lãnh, yêu cầu bên bảo lãnh hoặc bên đuợc bảo lãnh hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.

7. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên đuợc bảo lãnh và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.

8. Chuyển nhuợng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nuớc trong từng truờng hợp cụ thể.

9. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.

10. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 28. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh

1. Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh cho bên đuợc bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) khi có yêu cầu.

2. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành các cam kết bảo lãnh của bên đuợc

bảo lãnh trong thời hạn hiệu lực của khoản bảo lãnh.

3. Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh ngay khi bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định tại cam kết bảo lãnh và cam kết xác nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh và bên xác nhận bảo lãnh.

4. Bên bảo lãnh đối ứng trong bảo lãnh đối ứng hoặc bên bảo lãnh trong xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh trong bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên đuợc bảo lãnh. 5. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên đuợc bảo lãnh khi thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.

6. Có văn bản trả lời khiếu nại của khách hàng về lý do từ chối thực hiện bảo lãnh

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w