Tình hình thực hiện một số nghiệp vụ

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 40)

2.2.2.1. Huy động vốn

Biểu đồ 1. Tình hình huy động vốn của Vietcombank 2012-2014

Nguồn. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Vietcombank. Năm 2012, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 303,942 tỷ VNĐ, bằng 106.6% kế hoạch. Năm 2013, huy động vốn đạt 334,259 tỷ VNĐ, tăng 16.3% so với đầu năm, vượt kế hoạch 12%. Bước sang năm 2014, hoạt động này tăng 27.08% so với năm 2013, đạt 422, 204 tỷ VNĐ, đồng thời tỷ lệ này cao hơn mức bình quân ngành là

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2012 2013 2014

Số món bảo lãnh Món 21,224 41,788 48,332

Tăng trưởng số món bảo lãnh % - 96.89 15.66

Doanh số bảo lãnh tỷ đồng 27,416 30,439 40,308

Tăng trưởng doanh số % - 11.03 32.42

Số dư bảo lãnh bình quân tỷ đồng 16,392 16,503 18,401

Tăng trưởng số dư % - 0.68 11.5

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn/ tổng số dư bảo lãnh

% 8.80 6.1 7

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh Triệu đồng 204,837 291,117 254,554

Tỷ lệ thu từ nghiệp vụ bảo lãnh/ tổng thu từ dịch vụ

% 9.16 10.6 8.17

28

15.8%. Có thể thấy rằng, công tác huy động vốn của Vietcombank giai đoạn này đạt hiệu quả cao khi mà doanh số huy động đều tăng lên một cách đáng kể qua các năm. Đặc biệt, huy động vốn từ dân cu ngày càng chiếm tỷ trọng cao, thế hiện uy tín và thuơng hiệu của Vietcombank ngày càng đuợc khẳng định trên thị truờng.

2.2.2.2. Hoạt động tín dụng

Biểu đồ 2. Tình hình cho vay của Vietcombank 2012-2014

Nguồn. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Năm 2012, du nợ tín dụng đạt 241,163 tỷ VNĐ, tăng 15.16% so với năm 2011 và cao hơn mức trung bình toàn ngành 8.91%, Vietcombank đã đua ra các gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất uu đãi, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực uu tiên theo định huớng của Chính phủ.

Năm 2013, du nợ tín dụng đạt 278,357 tỷ VNĐ, tăng 14.8% so với năm 2012, vuợt 2.3% so với mức trung bình ngành. Trong năm này, Vietcombank tiếp tục thực hiện nhiều chuơng trình cho vay uu đãi lãi suất, tập trung 42% nguồn vốn tín dụng để giải ngân cho các lĩnh vực uu tiên, giải ngân nhiều dự án mang tính trọng điểm quốc gia và triển khai dự án cho vay hỗ trợ mua nhà ở theo Thông tu 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của NHNN.

Năm 2014 du nợ tín dụng đạt 323,332 tỷ đồng, tăng 17.87% so với năm 2013, cao hơn so với hệ thống (14.5%), trong năm Vietcombank tiếp tục thực hiện các gói tín dụng hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và các ngành nghề uu tiên theo định huớng của NHNN và Chính phủ.

Bên cạnh đẩy mạnh tăng truởng tín dụng, trong giai đoạn này, Vietcombank còn tăng cuờng các biện pháp tăng chất luợng tín dụng và hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn và sự phát triển ổn định cho toàn hệ thống Vietcombank trên cả nuớc.

2.2.2.3. Hoạt động bảo lãnh

29

ΛΓ rư ʌ /07 ' 7 r 1 .r 1 vr 7 ʌ rτ7i ʃ/ɑ TV TkT ∙∕7 . τr∙'', TkT

Nguôn. Phòng Chính sách tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Bảo lãnh là các cam kết có điều kiện mà Vietcombank cấp cho khách hàng để giao dịch với một bên thứ ba trong các hoạt động về bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu. Rủi ro tín dụng liên quan đến việc cấp bảo lãnh về cơ bản giống rủi ro cho vay khách hàng. Hiện tại, Vietcombank đang triển khai 9 sản phẩm bảo lãnh chính, bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh đối ứng và bảo lãnh cho các mục đích chuyên biệt.

> Xét về quy mô bảo lãnh

Từ năm 2012 đến 2014 thì số món bảo lãnh Vietcombank đứng ra cam kết tăng mạnh. Năm 2013 số món bảo lãnh tăng 96.89% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 15.66% so với năm 2013. Đi cùng với sự tăng trưởng về số lượng hợp đồng bảo lãnh, doanh số bảo lãnh của Vietcombank cũng tăng trưởng tốt, tăng thêm 11% vào năm 2013 và 32.42% vào năm 2014 so với năm trước đó. Về số dư bảo lãnh bình quân, giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng lên của chỉ tiêu này, mặc dù từ 2013 số dư bảo lãnh bình quân chỉ tăng nhẹ so với năm 2012 nhưng đã được cải thiện đáng kể vào năm 2014 (tăng hơn 11% so với năm 2013). Qua đó thấy được rằng, hoạt động bảo lãnh của Vietcombank ngày càng đạt hiệu quả về mặt quy mô khi mà số hợp đồng,

30

doanh số và số dư bảo lãnh bình quân liên tục tăng, đặc biệt trong năm 2014 các chỉ tiêu này đều tăng trưởng cao.

> Xét về chất lượng bảo lãnh

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh tăng mạnh trong năm 2013 với tỷ lệ là 42.12% so với năm 2012, tuy nhiên doanh thu này sụt giảm vào năm 2014 (giảm 12.56% so với năm 2013). Đồng thời tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh so với tổng doanh thu từ dịch vụ cũng tăng từ 9.16% năm 2012 lên 10.6% năm 2013, sau đó giảm còn 8.17% năm 2014. Tuy nhiên, bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu từ dịch vụ, chỉ đứng thứ hai sau dịch vụ thanh toán. Có thể thấy rằng, hoạt động bảo lãnh là một dịch vụ đem lại doanh thu cao cho Vietcombank.

Về tỷ lệ bảo lãnh quá hạn/tổng số dư bảo lãnh, sau khi đạt mức khá cao là 8.8% năm 2012, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 6.1% vào năm 2013. Tuy nhiên năm 2014, tỷ lệ này đã tăng trở lại và đạt 7%. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ số dư bảo lãnh quá hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư bảo lãnh, đây là rủi ro rất lớn cho ngân hàng vì thu hồi vốn chậm hoặc không thu hồi được vốn từ khách hàng mà ngân hàng đứng ra bảo lãnh.

Như vậy, nhờ vào các chính sách phù hợp và uy tín thương hiệu mạnh mà quy mô hoạt động bảo lãnh ngày càng được mở rộng, thu hút được nhiều khách hàng cũng như ký kết được nhiều hợp đồng bảo lãnh, tuy nhiên chất lượng bảo lãnh gặp một số vấn đề: doanh số bảo lãnh tăng trong cả giai đoạn nhưng thu từ bảo lãnh lại giảm đáng kể vào năm 2014, đồng thời rủi ro cho ngân hàng cũng tăng lên trong năm này. Nguyên nhân có thể là do những khó khăn từ nền kinh tế trong và ngoài nước khiến cho khách hàng không thực hiện được đúng cam kết của mình hoặc/và công tác thẩm định khách hàng và giám sát sau bảo lãnh của ngân hàng còn chưa thực sự hiệu quả.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHAM BẢO LÃNH TTTXNK

2.3.1. Cơ sở pháp lý

> Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

> Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy chế Bảo lãnh ngân hàng.

> Thông tư 28/2012/TT -NHNN: Quy định về bảo lãnh ngân hàng

> Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11

31

> Thông tư 194/2010/TT-BTC về Hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

> Thông tư 128/2013/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

> Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

> Luật Hải quan số 29/2001/QH10

> Luật 42/2005/QH11 Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan

> Luật Hải quan số 54/2014/QH13

> Quyết định 168/2013/QĐ-NHNT.HĐQT 20/03/2013 của HĐQT Ngân hàng ngoại thương Việt Nam v/v ban hành quy chế bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

> Quyết định 288/QĐ-VCB.CSTD ngày 15/05/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam v/v ban hành quy chế bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

> Quyết định 328/QĐ-VCB.THTT 23/05/2013 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam v/v ban hành quy chế bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu.

2.3.2. Sự ra đời sản phẩm bảo lãnh TTTXNK tại Vietcombank

Bảo lãnh TTTXNK được Vietcombank bắt đầu triển khai từ 23/12/2011, hình thức phát hành bảo lãnh có hai loại: bảo lãnh giấy và bảo lãnh điện tử. Trong đó, bảo lãnh giấy được triển khai trên toàn hệ thống, nhưng bảo lãnh điện tử mới chỉ được thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Từ ngày 1/9/2012, Vietcombank đã đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép triển khai tổ chức phối hợp bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương pháp điện tử tại 9 tỉnh, bao gồm: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Đà Nằng, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, sản phẩm bảo lãnh TTTXNK bằng phương thức điện tử đã được triển khai và áp dụng tại Sở Giao dịch và 89 chi nhánh khác trên toàn quốc.

2.3.3. Đối tượng và chính sách bảo lãnh TTTXNK

32

Theo quan niệm của Vietcombank, bảo lãnh thanh toán xuất nhập khẩu là sản phẩm bảo lãnh theo đó Vietcombank cam kết thanh toán nghiệp vụ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong truờng hợp nguời nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sau khi hết thời hạn nộp thuế.

Vietcombank triển khai sản phẩm này với đối tuợng khách hàng mục tiêu là các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa phát sinh nghiệp vụ nộp thuế và có nhu cầu đuợc Vietcombank bảo lãnh thanh toán thuế đối với hàng hóa để đuợc trì hoãn nộp thuế cho cơ quan Hải quan.

2.3.3.2. Chính sách bảo lãnh

a. Phạm vi bảo lãnh

Vietcombank thực hiện bảo lãnh thanh toán cho một phần hoặc toàn bộ nghiệp vụ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của bên đuợc bảo lãnh.

b. Số tiền bảo lãnh

Số tiền bảo lãnh đuợc xác định căn cứ vào yêu cầu của bên đuợc bảo lãnh và:

> Thông tin tờ khai hải quan có trên cơ sở dữ liệu của tổng cục hải quan hoặc:

> Thông tin trên tờ khai hải quan có xác nhận của cơ quan hải quan hoặc

> Truờng hợp tài khoản hải quan chua đuợc xác nhận, số tiền bảo lãnh đuợc xác định dựa trên tờ khai hải quan và giá trị của hợp đồng ngoại thuơng, hóa đơn, chứng từ vận tải. Truờng hợp có sự khác biệt về giá trị trên các chứng từ trên, căn cứ vào giá trị hóa đơn.

c. Thời hạn bảo lãnh

> Thời hạn nộp thuế đuợc bảo lãnh: đuợc xác định căn cứ theo đề nghị của bên đuợc bảo lãnh nhung không vuợt quá thời hạn nộp thuế Tổng cục Hải quan quy định.

> Thời hạn hiệu lực của thu bảo lãnh: thu bảo lãnh hết hiệu lực khi nghiệp vụ nộp thuế thuộc phạm vi bảo lãnh đuợc thực hiện đầy đủ.

d. Nguồn thanh toán thuế

Nguồn thanh toán thuế bao gồm:

> Tiền ký quỹ và/hoặc nguồn vốn khác tự cân đối của bên đuợc bảo lãnh và/hoặc bên thứ ba bảo lãnh (theo cam kết của các bên liên quan).

> Vốn vay Vietcombank (trong truờng hợp Bên đuợc bảo lãnh đuợc cấp tín dụng hoặc có giới hạn tín dụng).

33

e. Phí

Quy định về phí bảo lãnh TTTXNK nằm trong quy định chung về phí dịch vụ bảo lãnh của Vietcombank. Phí bảo lãnh TTTXNK bao gồm phí của các nghiệp vụ liên quan: phát hành bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh, hủy bảo lãnh, thay đổi tài sản bảo đảm, hủy bảo lãnh. Mức phí phụ thuộc vào từng nghiệp vụ, ký quỹ hay không ký quỹ, loại tiền ký quỹ...Chi tiết mức phí đuợc trình bày cụ thể trong Phụ lục 2: iiBieu phí dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam'”.

2.3.3.4. Quy trình bảo lãnh

Vietcombank ban hành quy định cụ thể và chi tiết về quy trình bảo lãnh TTTXNK. Về cơ bản quy trình này đáp ứng đuợc 5 buớc nhu lý thuyết đã nêu, tuy nhiên Vietcombank còn có những buớc bổ sung sao cho cho phù hợp với hoạt động của mình cũng nhu trình độ phát triển công nghệ của các tổ chức liên quan. Trình tự bảo lãnh TTTXNK tại Vietcombank đuợc thể hiện qua những buớc cơ bản sau:

a. Phát hành bảo lãnh

(i) Tiếp nhận hồ sơ và đề xuất bảo lãnh

Thực hiện: Bộ phận tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK/ Bộ phận khách hàng

> Bộ phận tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK/ Bộ phận khách hàng thực hiện tiếp nhận và kiểm tra chứng từ, thẩm định và đề xuất phát hành bảo lãnh.

> Hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh TTTXNK gồm:

- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh TTTXNK kiêm hợp đồng bảo lãnh (truờng hợp ký quỹ 100%) hoặc Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh TTTXNK (không ký quỹ đủ 100%) : 2 bản gốc.

- Tờ khai hải quan: 1 bản

- Hợp đồng ngoại thuơng, hóa đơn, chứng từ vận tải (nếu cơ quan hải quan chua xác nhận tờ khai hải quan) : 1 bản

- Hồ sơ liên quan khác (nếu có)

> Xác định các yếu tố của bảo lãnh: phạm vi, số tiền, thời hạn bảo lãnh.

(ii) Phê duyệt cấp bảo lãnh

Thực hiện: CTQ tại HSC/ Lãnh đạo chi nhánh

Căn cứ đề xuất phát hành bảo lãnh TTTXNK của Bộ phận tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK/ Bộ phận khách hàng, CTQ xem xét phê duyệt phát hành bảo lãnh.

(iii) Ký hợp đồng cấp bảo lãnh và giao hồ sơ (trường hợp bên được bảo lãnh không ký quỹ đủ 100%)

34

Thực hiện: Bộ phận tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK/ Bộ phận khách hàng.

(iv) Tác nghiêp phát hành bảo lãnh trên hê thống

Thực hiện: Bộ phận tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK

> Bộ phận tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK chịu trách nhiệm hướng dẫn tác nghiệp trên hệ thống tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK của phòng Quản lý các đề án công nghệ.

> Trường hợp có phát hành bảo lãnh thư điện tử

- Lập kèm thư bảo lãnh bằng văn bản giao cho bên được bảo lãnh để thông báo nội dung bảo lãnh đã phát hành.

- Theo dõi thông điệp xác nhận của Tổng cục Hải quan. Trường hợp TCHQ không xác nhận Thư bảo lãnh do Vietcombank phát hành:

• Liên hệ với bộ phận hỗ trợ tại HSC để xác định nguyên nhân TCHQ không xác nhận thông điệp giao dịch.

• Thực hiện phát hành lại bảo lãnh/ xử lý theo hướng dẫn của bộ phận hỗ trợ.

> Trường hợp hệ thống chưa hỗ trợ hạch toán ngoại bảng tự động, hạch toán nhập ngoại bảng số tiền bảo lãnh theo quy định hiện hành.

Quy trình phát hành bảo lãnh được thể hiện cụ thể trong Phụ lục 03-06.

b. Sửa đổi bảo lãnh

(i) Quy trình sửa đổi bảo lãnh TTTXNK thực hiên tương tự quy trình phát hành bảo lãnh TTTXNK nêu trên, theo các nguyên tắc:

> Bộ phận đầu mối nào tiếp nhận hồ sơ phát hành thì bộ phận đó chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý đề nghị sửa đổi bảo lãnh.

> CTQ nào phê duyệt phát hành bảo lãnh thì CTQ đó phê duyệt sửa đổi bảo lãnh.

(ii) Thực hiên phát hành bảo lãnh điên tử

Bộ phận tác nghiệp bảo lãnh TTTXNK gửi thông điệp đề nghị hủy xác nhận bảo lãnh thuế của ngân hàng và tiếp nhận thông điệp xác nhận hủy bảo lãnh thuế của cơ quan Hải quan.

(iii) Hồ sơ trình CTQ phê duyêt sửa đổi bảo lãnh bao gồm:

> Giấy đề nghị sửa đổi bảo lãnh của bên đề nghị phát hành bảo lãnh.

> Hồ sơ liên quan thể hiện cơ quan Hải quan nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh, các bên liên quan khác (nếu có) đã thông báo nội dung sửa đổi.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

35

> Thông điệp xác nhận hủy bảo lãnh thuế của cơ quan Hải quan.

Một phần của tài liệu 041 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM bảo LÃNH THANH TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK),KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w