Bối cảnh chung thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 045 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM mới của NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 40 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Bối cảnh chung thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam

2.2.1. Các ngân hàng và định chế tài chính cung cấp sản phẩm dịch vụ tài

chính, ngân hàng trên thị trường Việt Nam

Theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến nay Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 ngân hàng phát triển, 5 ngân hàng liên doanh, 37 NHTMCP, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngồi, 16 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho thuê tài chính, 915 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Lĩnh vực tài chính của Việt Nam được đặc trưng bởi một tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng tài chính thấp xét theo số lượng chủ tài khoản. Trong tổng dân số khoảng 88 triệu người, ước tính số khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách thường xuyên trong khoảng từ 10% đến 20% trong tổng dân số. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng tài chính cịn đang thấp đem lại tiềm năng tăng trưởng dài hạn đáng kể cho các NHTM (cả NHTMCP và NHTM nhà nước).

Trong những năm qua, hoạt động SPDV của hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính Việt Nam khơng ngừng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng loại SPDV ngày càng đa dạng và chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhiều ngân hàng phát triển SPDV đã mang tính chuyên nghiệp cao, nhìn chung các ngân hàng đều năng động và tham gia vào quá trình phân chia lĩnh vực và phân đoạn thị trường hoạt động :

- 31 -

- Các NHTM nhà nước với lợi thế về vốn, mạng lưới sẵn có, khách hàng truyền thống,... có thế mạnh về các sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thanh tốn với các khách hàng doanh nghiệp nhà nước.

- Các NHTM cổ phần chú trọng đến dịch vụ bán lẻ đối với các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân

2.2.2. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và kênh phân phối ở Việt Nam

Hầu hết các ngân hàng tại thị trường Việt Nam, ngoài những SPDV truyền thống cũng đã cung ứng một cách khá phong phú các loại hình SPDV ngân hàng hiện đại:

> Nhóm các SPDV truyền thống (tiền gửi, cấp tín dụng, thanh tốn) : Là các sản phẩm được cung cấp từ lâu và tạo nguồn thu chính của các NHTM. Các SPDV này hiện được cung cấp tương đối đầy đủ bởi hệ thống NHTM đặc biệt là các NHTM nhà nước và các ngân hàng vẫn đang không ngừng phát triển tạo ra các SPDV mới với chất lượng ngày càng tốt hơn.

> Nhóm các SPDV ngân hàng hiện đại: đây là các SPDV dựa nhiều vào nền tảng Công nghệ thơng tin, q trình cung cấp thường đi liền với sự phát triển của công nghệ thông tin. Hiện nay các ngân hàng đều rất chú trọng việc đầu tư cơng nghệ để có thể phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và đã đạt được những kết quả khá ấn tượng. Đặc trưng cho nhóm SPDV hiện đại gồm nhóm SPDV thẻ, nhóm SPDV Mobile banking, Internet banking,. trong đó SPDV thẻ nổi bật lên thời gian vừa qua với sự phát triển ở tốc độ rất nhanh. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại (ngân hàng điện tử) tại Việt Nam cũng đã có được những bước tiến quan trọng. Đa số các NHTM đã và đang cung cấp ngày một nhiều hơn các dịch vụ này, như Mobile Banking, Internet Baking, Home Banking,

- 32 -

Phone Banking... Song sự phát triển thị trường các dịch vụ này vẫn đang ở giai đoạn ban đầu và hứa hẹn nhiều sự phát triển trong tương lai gần.

Ve các kênh phân phối: ngoài các kênh phân phối truyền thống (hệ thống chi nhánh và điểm giao dịch), hiện nay với công nghệ hiện đại các ngân hàng tại Việt Nam đã mở rộng thêm nhiều kênh phân phối hiện đại và hiệu quả, đó là các kênh phân phối qua : ATM/POS/EDC, qua mobile, qua internet

2.2.3. Sự “bùng nổ” dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ” về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Theo đánh giá từ giới chuyên gia tài chính, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh.

Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, với các chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ.

Trong bối cảnh đó, khối NHTM Việt Nam khơng thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của mình; bắt đầu từ

- 33 -

sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều SPDV mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng, những dịch vụ tài chính thơng qua các kênh ngân hàng điện tử như: SMS Banking, Internet Banking... đang ngày càng được nhiều khách hàng sử dụng thông qua các ưu điểm nổi bật là tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tính năng bảo mật được bảo đảm.

Nhiều ngân hàng sau giai đoạn đầu triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử với các dịch vụ phi tài chính cơ bản như truy vấn số dư tài khoản, sao kê tài khoản, thông báo biến động số dư đều mở rộng sang các dịch vụ về tài chính như chuyển tiền, chuyển khoản,... Có thể kể đến vài ngân hàng trong số này đó là:

NHTMCP Bảo Việt (BaoVietBank): tháng 11/2009 BaoVietBank mới cung cấp Interrnet banking nhưng ngay tháng 1/2010 đã cung cấp thêm dịch vụ chuyển tiền qua kênh Interrnet banking.

NHTMCP Công thương Việt Nam (VietinBank): sau một thời gian triển khai dịch vụ SMS-CK (chuyển khoản từ tài khoản ATM tới tài khoản ATM qua tin nhắn SMS) tại 8 chi nhánh, cũng đã chính thức triển khai dịch vụ này trên quy mơ tồn quốc. Mới đây VietinBank còn đưa ra 2 SPDV mới trên kênh internet đó là: dịch vụ VietinBank at Home dành cho các khách hàng tổ chức trong đó đã tích hợp cả chức năng chuyển tiền; dịch vụ chuyển tiền kiều hối online (qua internet) áp dụng cho các khách hàng tại Mỹ.

Ơng Hồng Trung Dũng, Quyền giám đốc khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Hàng Hải đánh giá: “Năm 2010 mới chỉ bắt đầu với rất nhiều cơ hội và khó khăn cần phải vượt qua. Chúng tôi sẽ tăng trưởng nhờ chất lượng dịch vu ngân hàng, mở rộng thị phần thơng qua các SPDV tiện ích”.

- 34 -

Cịn theo ơng Nguyễn Hùng Mạnh, Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình: An Bình sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là công nghệ thông tin đi theo định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ; mở rộng hợp tác với các đối tác để đưa sản phẩm tiện ích đến nhiều người hơn nữa...

Thật ra, dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được một số ngân hàng lớn trong nước sử dụng cách đây khá lâu, nhưng với sự “lấn sân” của khối ngân hàng ngoại, dịch vụ này mới được chú trọng.

Như vậy qua đây có thể thấy rất rõ một xu hướng là các NHTM đang đẩy mạnh hiện đại hố và ứng dụng cơng nghệ thông tin để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Việc triển khai các SPDV ứng dụng cơng nghệ thơng tin khơng chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà cịn mang lại lợi ích khơng nhỏ cho ngân hàng, cũng như phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ về giảm thanh tốn bằng tiền mặt trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 045 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản PHẨM mới của NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w