2.3.2.1Tồn tại
Thứ nhất, mức độ đa dạng và khác biệt của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quốc tế chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Mức độ đa dạng và khác biệt của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quốc tế chưa đáp ứng được nhu cầu và thu hút được khách hàng. Eximbank đã cố gắng trong việc đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế, tuy nhiên so với các ngân hàng thương mại hàng đầu như Vietcombank hay các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hay các ngân hàng thế giới thì số lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn còn rất ít. Các sản phẩm nhiều khi vẫn trùng lặp và tương tự nhau, chưa có sản phẩm riêng cho từng phân đoạn thị trường, chưa khác biệt hóa được sản phẩm của mình dù sản phẩm của ngân hàng có tính chất dễ dàng bắt chước. Một số nghiệp vụ được đưa ra nhưng tại Eximbank chi nhánh gần như vẫn
Thứ hai, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ vẫn chưa đa dạng
Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ vẫn chưa mở rộng được hết. Đặc biệt, với đối tượng khách hàng doanh nghiệp của Eximbank mới chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. còn rất ít. Đặc biệt, tại Eximbank chi nhánh Ba Đình, khách hàng doanh nghiệp còn tập trung ở các bạn hàng quen thuộc ở một số ngành nghề nhất định như chè, sắt thép. chứ chưa đa dạng với nhiều doanh nghiệp thuộc những ngành nghề khác.
Thứ ba, chất lượng cung ứng NVNHQT đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức độ chưa cao.
Nhiều thủ tục quy trình còn rườm rà, thông tin chưa được công bố đầy đủ, rõ ràng, cập nhật khiến khách hàng phải mất công đến ngân hàng nhiều lần để làm thủ tục. Một số nghiệp vụ đưa ra nhưng không khai thác được vì chưa thu hút được khách hàng như phương thức thanh toán tín dụng chứng từ qua các L/C đặc biệt (L/C giáp lưng, L/C chuyên nhượng, L/C tuần hoàn.), hay ở mảng nghiệp vụ thẻ, hiện có rất nhiều thẻ phát hành hoàn toàn không có giao dịch.
Thứ tư, hoạt động quản trị rủi ro còn chưa được hoàn thiện.
Hoạt động quản trị rủi ro còn chưa được hoàn thiện dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng. Do hệ thống thông tin của ngân hàng còn chưa đầu đủ, gây khó khăn trong việc đánh giá được đúng đối tượng rủi ro của khách hàng và đối tác của họ để có các biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp. Đôi khi chiến lược quản trị rủi ro của chi nhánh còn khác cứng nhắc khi yêu cầu những đảm bảo rất cao khi đưa ra các cam kết thanh toán, bảo lãnh, cho vay của mình. Đồng thời ngân hàng cần phải tăng cường đầu từ cho công tác dự báo những rủi ro thuộc về môi trường kinh doanh hơn nữa để có thể vượt qua được giai đoạn hậu khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
Thứ năm, kênh phân phối các NVNHQT chưa đa dạng.
Các giao dịch đều thực hiện chủ yếu là gặp mặt trực tiếp tại quầy. Số lượng các chi nhánh và điểm giao dịch đều tăng qua các năm cũng là một phần khiến chi phí của ngân hàng tăng cao, trong khi các dịch vụ thực hiện qua internet - banking, mobile - banking chỉ dừng lại trong việc thực hiện các dịch vụ đơn giản dành cho khách hàng cá nhân như truy vấn tài khoản, thanh toán tiền điện, tiền nước, cước điện thoại với một số tiền hạn chế, chứ chưa được sử dụng trong các NVNHQT.
Thứ sáu, công tác quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng
Các sản phẩm NVNHQT của Eximbank và các ngân hàng khác đều được mô tả nhiều khi rất giống nhau và rất chung chung, mang nặng tính lý thuyết khi nói về những lợi ích của sản phẩm mà không nêu được lên những ưu việt và khác biệt của sản phẩm. Đồng thời cũng không đưa ra quy trình cụ thể khách hàng sẽ phải làm gì, chuẩn bị những điều kiện gì, quy trình thực hiện thế nào một cách công khai mà đều phải đến gặp trực tiếp tại ngân hàng để có thể trao đổi và tìm hiều, sau đó mới có thể tiến hành.
2.3.2.2Nguyên nhân của những tồn tại
❖ Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan từ Eximbank nói chung và từ Eximbank chi nhánh Ba Đình nói riêng, đó là:
Thứ nhất, chưa đầu tư đúng mức để phát triển sản phẩm mới và mở rộng đối tượng khách hàng.
Eximbank vẫn chưa có chiến lược đầu tư mạnh , tăng cường vốn để xây dựng, thiết kế thêm những sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế mới và khai thác thêm các đối tượng khách hàng mới. Một phần cũng có thể do chiến lược kinh doanh hiện tại nhằm chú trọng đến các nhóm khách hàng cá nhân (khách hàng tiêu dùng, hộ gia đình) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nhận thấy chưa đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước như Agibank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank... về mảng khai thác đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước; và các ngân hàng có yếu tố đầu tư nước ngoài ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài và có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, chưa khai thác được hết tiềm năng của công nghệ ngân hàng
Trong thời gian qua, Eximbank cũng đã rất chú trọng đầu tư và hiện đại hóa ngân hàng song việc ứng dụng lại chưa thực sự hiệu quả và trọn vẹn chức năng. Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến thường chỉ phục vụ cho những giao dịch rất đơn giản, tập trung phát triển nội bộ và giao tiếp trực tiếp với ngân hàng lõi.
Thứ ba, năng lực quản trị, điều hành trong lĩnh vực NVNHQT vẫn chưa cao
Năng lực quản trị, điều hành trong lĩnh vực NVNHQT của Eximbank vẫn chưa cao, chưa xây dựng được hệ thống đầy đủ để dự báo và phòng ngừa các rủi ro. Cũng như nhiều ngân hàng khác hiện nay do không đánh giá được chính xác rủi ro nên rất hạn chế trong việc tài trợ về tiền, uy tín cho khách hàng và thường có yêu cầu về tài sản đảm bảo, thế chấp, hay chứng minh uy tín rất cao từ khách hàng.
Thứ tư, chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ NVNHQT.
Nhìn các sản phẩm trên website của ngân hàng thì có thể thấy rất rõ, những sản phẩm được đưa lên chưa có sự khác biệt so với ngân hàng khác và không có quy trình cụ thể hướng dẫn thủ tục thực hiện các giao dịch ngân hàng quốc tế, khiến cho khách hàng không biết, hiểu rõ và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao
Bởi trong lĩnh vực kinh doanh NVNHQT, yêu cầu với nguồn nhân lực là rất khắt khe, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế không chỉ gói gọn trong các nghiệp vụ ngân hàng cung ứng mà còn cả những lĩnh vực liên quan khác như nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm, hải quan.,
trình độ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ ngân hàng và am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế.
Thứ sáu, thương hiệu Eximbank chưa phải là một thương hiệu mạnh so với các thương hiệu lớn khác trong nước và quốc tế.
Năm 2012 trong bảng xếp hạng của The Banker, tạp chí tiếng Anh chuyên về lĩnh vực tài chính quốc tế, là nguồn cung cấp thông tin tham khảo hàng đầu cho các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trên thế giới, có độc giả trên 183 quốc gia và vùng lãnh thổ, có cơ sở dữ liệu của 4.000 ngân hàng hàng đầu thế giới, thành lập từ năm 1926, Eximbank đứng hạng 659/1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và xếp
thứ 4 tại Việt Nam, sau các ngân hàng Vietcombank, VietinBank và BIDV.
❖ Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trên thị trường
Sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường: Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường Việt Nam ngày càng mở rộng nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Các ngân hàng nước ngoài phần lớn đều là những ngân hàng lớn, có uy tín và độ an toàn cao, có khả năng cạnh tranh tốt. Một số ngân hàng nước ngoài hiện diện dưới cả hai hình thức là chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered. Trong khi các ngân hàng thương mại trong nước cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán. Các ngân hàng nước ngoài so với trong nước có thế mạnh rất lớn để phát triển NVNHQT vì mức độ am hiểu của họ với thị trường quốc tế.
Thứ hai, hệ thống pháp luật và văn bản pháp lý
Hiện nay môi trường pháp lý tại Việt Nam còn mang nặng tính thủ tục rườm rà, chồng chéo. Các văn bản pháp lý được xây dựng trên cơ sở các quy trình giao dịch thủ công trự tiếp. Bở thế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy nhanh các thủ tục để cung cấp sản phẩm cho khách hàng và phát triển các NVNHQT.
Thứ ba, hệ thống cung cấp thông tin còn yếu kém
Muốn thực hiện các NVNHQT được an toàn, hiệu quả thì cần một hệ thống thông tin chính xác, đầy đù về đối tác kinh doanh của cả ngân hàng và của khách
hàng, thị trường về đối tượng có liên quan đến giao dịch như loại hàng hóa, dịch vụ, về tình hình chính trị - xã hội thế giới để đánh giá đúng rủi ro và có biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hượp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có trung tâm tín dụng (CIC) thuộc NHNN quản lý là chuyên cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại, song lượng thông tin vẫn không đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng để có thể phòng tránh được rủi ro. Còn thông tin từ các nguồn trung gian như phòng thương mại công nghiệp, đại sứ quán, trung tâm thông tin quốc gia.. thì rất khó khăn khiến cho các ngân hàng nhiều khi chỉ giao dịch với các bạn hàng lâu năm với những giao dịch lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro không đánh giá được hết.
Thứ tư, từ phía khách hàng
Trình độ hiều biết của các khách hàng về sản phẩm, dịch vụ NVNHQT còn ít, thường chỉ sử dụng những sản phẩm truyền thống, đồng thời cũng chưa hiểu rõ quy trình nên việc làm thủ tục, giấy tờ còn chậm chạp, phải làm đi làm lại nhiều lần mới đúng yêu cầu. Bên cạnh đó, các dịch vụ NVNHQT mới như bao thanh toán, dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói... thường không được các doanh nghiệp Việt Nam ưa thích vì không thích tiết lộ các thông tin và không thích có sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực bao thanh toán.
Thứ năm, thị trường ngoại hối còn chưa phát triển
Muốn cung ứng các NVNHQT thì ngân hàng cần phải có nguồn ngoại tệ dồi dào. Trong khi đó, giao dịch ở các thị trường phi chính thức vẫn xảy ra rất nhiều và không thể kiểm soát được. Do tỷ giá ở thị trường này thường cao hơn so với ngân hàng nên khi doanh nghiệp xuất khẩu có thu ngoại tệ nhiều khi thích bán ở thị trường chợ đen để có lợi hơn. Điều đó cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện các NVNHQT.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở những lý luận ở chương 1, chương 2 đã trình bày thực trạng phát triển NVNHQT tại Eximbank, chi nhánh Ba Đình. Những nội dung chính được đề cập trong chương này gồm:
Thứ nhất, giới thiệu tổng quát về Eximbank.
Thứ hai, thực trạng phát triển NVNHQT tại Eximbank, chi nhành Ba Đình theo các tiêu chí
Thứ ba, đánh giá được thực trạng phát triển NVNHQT, từ đó rút ra những thành tựu đạt được và những tồn tại, tìm ra các nguyên nhân để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Chương 3 của khóa luận sẽ đề cập đến định hướng, hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển NVNHQT tại Eximbank, chi nhánh Ba Đình.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM, CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.1 Định hướng phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Ba Đình