a. Dấu hiệu phi tài chính
1.1.5. Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng
Việc để chậm trễ không xử lý vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng thì không thể tránh khỏi nguy cơ đổ vỡ đối với nền kinh tế. Nợ xấu nếu không được giải quyết một cách cơ bản và nhanh chóng sẽ gây tác động tiêu cực cho NHTM, do:
+ NHTM không thu hồi được vốn để tiếp tục quay vòng phục vụ các doanh nghiệp và dân cư. Nền kinh tế bị tồn đọng một lượng lớn vật chất đóng băng không được khai thác, doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng làm suy giảm năng lực tài chính của các ngân hàng, trì kéo sự tăng trưởng kinh tế vì nhu cầu vốn trong nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào hệ thống ngân hàng.
+ Tình trạng trên lại càng trở nên trầm trọng, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong việc huy động thêm nguồn vốn mới. Các nhà đầu tư, người gửi tiền trở nên thận trọng hơn và hạn chế đầu tư, gửi vốn vào những ngân hàng
17
quy định về an toàn hoạt động, không khuyến khích tăng thêm huy động vốn trong xã hội của NHTM.
- Nợ xấu là nguy cơ gây đổ vỡ bản thân từng NHTM và hệ thống ngân hàng: Đa phần các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đều có nguồn gốc từ khủng khoảng tài chính và tiền tệ. Một trong những nguyên nhân quan trọng và phổ biến là sự yếu kém trong hoạt động ngân hàng và quản lý hệ thống ngân hàng khi nhiều khoản nợ của các ngân hàng trở thành nợ xấu. Sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng gây khủng hoảng tài chính tiền tệ làm đảo lộn mọi mặt của đời sống KT-XH. Đến lúc đó, cái giá phải trả để khôi phục và ổn định hệ thống ngân hàng, bình ổn nền kinh tế là vô cùng to lớn. Do vậy, các nước trên thế giới thường có các giải pháp đặc biệt và khẩn cấp để giải quyết tình trạng nợ xấu trong hoạt động ngân hàng khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng vượt quá mức độ nhất định.
Ở nước ta, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong toàn hệ thống nếu so với GDP chưa phải là cao nhưng nếu so với vốn tự có của toàn hệ thống NHTM thì đã lên đến hơn 100%. Trong khi, tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ (theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/Q Đ-NHNN ngày 25/4/2007) như hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp thông lệ quốc tế. Với tỷ lệ nợ xấu cao như vậy, các ngân hàng không thể áp dụng thực hiện cơ chế trích lập dự phòng xử lý rủi ro đầy đủ (vì nợ xấu còn cao hơn vốn tự có). Nợ xấu cao, trong khi vốn tự có quá thấp, điều này gây ra nguy cơ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng vào bất cứ lúc nào. Nếu thực hiện theo đúng cơ chế thị trường thì nhiều ngân hàng sẽ phải đóng cửa, phá sản. Nếu không có biện pháp xử lý dứt điểm, các ngân hàng sẽ phải đeo đẳng nợ lớn, trước sau cũng sẽ mất khả năng thanh toán và làm ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống nếu xảy ra hiện tượng rút vốn ồ ạt. Tình trạng này nếu để kéo dài mà gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng thì hậu quả không thể lường hết
18
được, chi phí bỏ ra sẽ rất lớn và còn có nguy cơ gây khủng hoảng kinh tế, làm mất an ninh chính trị, đảo lộn trật tự xã hội.
- Nợ xấu làm giảm sút khả năng cạnh tranh, mất cơ hội hội nhập của NHTM: Tình trạng nợ xấu nếu tiếp tục để kéo dài sẽ tác động xấu đến khả năng cạnh tranh cũng như cơ hội hội nhập của ngân hàng. Các ngân hàng không thể công khai thực trạng tài chính của mình với số dư nợ xấu lớn như vậy. Sự bưng bít thông tin về lâu dài chỉ làm mất lòng tin trong nước và quốc tế. Các NHTM Việt Nam chỉ có thể ổn định và phát triển bền vững khi hoạt động theo đúng các chuẩn mực về an toàn và kế toán, phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh khi tình trạng nợ xấu đã được xử lý về cơ bản.