- Báo cáo kiểm toán của NHĐT&PTVN
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tạ
Tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có nguồn gốc lịch sử lâu dài và chưa bao giờ được xử lý dứt điểm. Trong khi đó, nợ xấu mới lại tiếp tục phát sinh do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém, nay lại gặp phải nhiều khó khăn mới.
Các NHTMNN nói chung, NHĐT&PTVN nói riêng có vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống ngân hàng, nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong nền kinh tế thị trường và bị ảnh hưởng của cơ chế quản lý hành chính trong hoạt động kinh doanh do vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa thực thi cả nhiệm vụ chính sách kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ. Nhìn chung, nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý nợ xấu của NHĐT&PTVN khá đa dạng, phức tạp nhưng tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau:
+ Trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đồng tiền chưa ổn định, ngân sách và cán cân thanh toán còn bội chi, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đầu tư kém hiệu quả...
Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, NHĐT&PTVN nói riêng hoạt động trong môi trường kinh tế như vậy sẽ khó giữ vững được sự phát triển, gây cản trở trong việc thực hiện theo các thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng Việt Nam đang ở trình độ
64
phát triển thấp, cách xa không chỉ so với các nước công nghiệp tiên tiến mà ngay cả so với nhiều nước trong khu vực.
Tính cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của các ngành và các doanh nghiệp nói riêng còn yếu; cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành; hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh; nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh còn được bao cấp khá nặng nề. Hầu hết các yếu tố đảm bảo an toàn nội tại của các NHTM đều không đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
+ Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang gia nhập hội nhập kinh tế quốc tế nên ngành tài chính, tiền tệ của Việt Nam phải chịu nhiều điều kiện khắt khe, chịu áp lực bởi sự thâm nhập của nước ngoài vào thị trường nội địa trong khi đó các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước do những hạn chế của mình như: vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu và trình độ quản lý ngân hàng, đặc biệt là quản lý rủi ro, quản lý nợ xấu còn sơ khai nên khó có thể mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Chất lượng tài sản nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng chưa đảm bảo, cơ cấu tài sản và hình thức kinh doanh chưa đa dạng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng đầu tư vốn cho các khách hàng để đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm như: bất động sản, hoặc nhận thế chấp là nhà cửa, đất đai nhưng thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi gây phát sinh nợ xấu.
Chính sách tín dụng của ngân hàng qua mỗi năm khi thì quá cứng nhắc, khi thì quá lỏng lẻo tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng, cũng như việc chậm điều chỉnh, ban hành mới các chính sách, cơ chế phù hợp, chỉ đạo nghiệp vụ không sâu sát, kịp thời. Việc đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng như: đánh giá khách hàng chỉ qua thông tin “tĩnh” do khách hàng cung cấp mà thiếu các thông tin “động” từ những kênh khác... Bên cạnh đó hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ
65
không đầy đủ các quy định hiện hành về phê duyệt tín dụng, một số cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp làm sai trái, thậm chí lừa đảo, vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản và làm phát sinh nợ xấu.
+ Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng nói chung, của NHĐT&PTVN nói riêng mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng nhìn chung vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả dẫn đến chi phí hoạt động lớn, cơ chế nghiệp vụ thay đổi chậm làm các nhân tố thị trường chưa phát huy tác dụng nhiều, quan hệ cho vay với các DNNN thiếu minh bạch gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.
Trách nhiệm của chủ dự án với vốn vay chưa được coi trọng đúng mức nên một bộ phận khách hàng có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, chây ỳ không muốn trả nợ, đặc biệt là các khách hàng là DNNN được cho vay theo các chương trình, kế hoạch của Nhà nước hầu như không có tài sản thế chấp, bên cạnh đó sản xuất kinh doanh không hiệu quả do: trình độ quản lý yếu kém, thiếu kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường, cơ cấu vốn bố trí không hợp lý, vốn vay dài hạn lớn, vốn tự có ít hoặc không có do vậy dự án đầu tư hoàn toàn bằng vốn vay.
Nhiều DNNN là khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh như: mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến động giá cả trên thị trường, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường yếu, giá thành sản phẩm cao, quyết định đầu tư không đúng hướng dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ, xuất khẩu được; hoặc do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản nhưng không còn khả năng trả nợ, hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ. Trong khi đó, ngân hàng đã chưa kịp thời báo cáo trình trạng này lên Chính phủ cũng như các Bộ, ngành liên quan để được chỉ đạo dứt điểm. Đồng thời, trong chính sách kinh doanh của NHĐT&PTVN vẫn thiếu vắng yếu tố cạnh tranh thật sự để thúc đẩy ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
66
+ về cơ bản các NHTM đã được giao quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, từng bước tách các hoạt động cho vay theo chính sách ra khỏi hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, đến nay nhiều trường hợp vẫn được Chính phủ chỉ đạo ngân hàng thực hiện cho vay theo kế hoạch của Nhà nước (tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước) như: cho vay mua nông sản để bình ổn vật giá, cho vay khắc phục hậu quả bão lụt, cho vay đánh bắt cá xa bờ, vay đóng mới và sửa chữa tàu biển... trong khi đó Chính phủ giao cơ quan phê duyệt dự án chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án vì vậy ngân hàng không được chủ động trong phán quyết tín dụng hoặc Chính phủ chỉ đạo ngân hàng xử lý nợ như: giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ; nếu việc xử lý nợ này không được cấp nguồn thì khả năng tài chính của các ngân hàng sẽ không chịu đựng nổi dẫn đến vốn của ngân hàng sẽ không thể duy trì và mức độ thiếu hụt về vốn ngày càng trầm trọng hơn.
Sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào việc cho vay của ngân hàng có thể diễn ra trước khi quyết định cho vay được đưa ra hoặc sau khi giao dịch đã hoàn tất. Các khoản cho vay chính sách thông thường bao giờ cũng có chất lượng thấp hơn các khoản cho vay thương mại, khiến tỷ lệ nợ xấu thêm gia tăng. Mặt khác, Chính phủ còn can thiệp vào thị trường tín dụng sau khi sự cho vay đã diễn ra hoàn tất bằng cách ra tay cứu vớt các doanh nghiệp Nhà nước có vấn đề. Sự cứu giúp của chính phủ có thể ở dưới nhiều dạng như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, nhận các khoản nợ xấu, và cố ý trì hoãn việc đóng cửa các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán. Dưới sự can thiệp hoặc khuyến khích ngầm định và công khai của chính phủ như trên, các ngân hàng quốc doanh trở nên “thích” cho vay các doanh nghiệp nhà nước hơn vì mọi rủi ro hầu như đã được chính phủ bảo lãnh.
Nghiêm trọng hơn, sự can thiệp và khuyến khích của chính phủ dẫn đến xu hướng là các doanh nghiệp nhà nước càng có tính rủi ro cao thì càng được các ngân hàng cho vay nhiều hơn vì 2 lý do: Thứ nhất, những doanh nghiệp
67
này càng là mối bận tâm của chính phủ, buộc chính phủ phải tăng cường chỉ đạo các ngân hàng cho vay để cứu vớt, cải tổ lại chúng. Thứ hai, bản thân các ngân hàng cũng muốn cho các doanh nghiệp này tiếp tục vay vì nếu rút lui thì các doanh nghiệp này sẽ phá sản, do đó các ngân hàng mất khả năng thu hồi các món cho vay trước đó.
Tất nhiên trong việc này, các ngân hàng kỳ vọng, như đã và đang xảy ra, rằng chính phủ sẽ đứng ra cứu vớt nếu sự cho vay mạo hiểm kiểu này sẽ đưa các ngân hàng đến bên vực phá sản.
+ Số dự phòng mà các NHTMNN đã trích lập nói chung, của NHĐT&PTVN nói riêng nhìn chung là thấp, chưa trích đủ dự phòng theo quy định nên mặc dù HĐQT của NHĐT&PTVN đã ban hành quy định về sử dụng dự phòng để xử lý các khoản nợ xấu nhưng trên thực tế số lượng các khoản nợ xấu được xử lý gần như không đáng kể do ngân hàng không có nguồn.
+ Hệ thống kiểm tra, giám sát ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được vai trò giám sát ngân hàng, các tổ chức hỗ trợ hoạt động ngân hàng chưa phát triển.
Đến nay, lực lượng giám sát an toàn ngân hàng mới chủ yếu tập trung vào thanh tra NHNN và kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các NHTM. Hoạt động kiểm tra phần nhiều vẫn tập trung vào những vụ việc cụ thể đã xảy ra nên hiệu quả và khả năng tham mưu chưa cao. Tính độc lập của kiểm soát nội bộ thấp và chưa phát huy đúng chức năng trong việc phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn để hoạch định các biện pháp ngăn chặn trước.
Nhìn chung, NHĐT&PTVN chưa xây dựng được môi trường kiểm soát mạnh, quy trình và thủ tục kiểm soát chậm đổi mới so với yêu cầu phát triển của nghiệp vụ, hệ thống phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của ngân hàng chưa phát triển, thiếu khả năng phòng ngừa từ xa.
+ Thị trường tài chính ở Việt Nam mới được hình thành và mới hoạt động ở mức sơ khai nên các ngân hàng chưa có thị trường để trao đổi các tài
68
sản để nâng cao hiệu quả kinh doanh làm làm hạn chế khả năng phòng ngừa rủi ro, phòng ngừa nợ xấu.
+ Nguồn cung cấp thông tin tín dụng chưa đầy đủ. Thực sự, ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn với các kênh thông tin về khách hàng. Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Tâm lý một số cán bộ muốn đẩy phần rủi ro cho ngân hàng khác bằng cách chỉ cung cấp thông tin tốt về khách hàng đó khi ngân hàng bạn hỏi thăm. Ngân hàng vẫn chưa có sự liên thông với các cơ quan khác như Thuế, Hải quan,... để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trừ những doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần do yêu cầu phải kiểm toán cáo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống kế toán của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực của hệ thống kế toán thế giới. Thậm chí còn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế toán, một luôn lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.
NHĐT&PTVN đã thành lập công ty Quản lý và khai thác tài sản và trong thời gian qua đã tích cực xử lý các tìa sản bảo đảm, tài sản thé chấp để thu hồi nợ, nhưng kết quả mang lại không đáng kể do các nguyên nhân sau:
- Đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo: Tài sản thế chấp (chủ yếu là bất động sản) được bàn giao, xiết nợ rất khó bán, hoặc không bán được, hoặc có bán được cũng không thu hồi đủ nợ do tài sản thế chấp không hội đủ yếu tố pháp lý (tài sản thế chấp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn đang tranh chấp, đất trong khu quy hoạch giải tỏa, xây dựng công trình phúc lợi địa phương...). Một bộ phận tài sản thế chấp được đưa vào khai thác, nhưng hiệu quả mang lại không cao (chủ yếu là cho thuê).
- Đối với các khoản nợ có liên quan đến các vụ án: Việc thu hồi nợ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật, Tòa án. Nhiều trường
69
hợp tài sản đã có bản án của Tòa tuyên giao tài sản cho ngân hàng nhưng cơ quan công chứng nhà nước vẫn không công chứng việc chuyển quyền sở hữu tài sản do tài sản thiếu giấy chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản... Đối với các trường hợp phải nhờ cơ quan thi hành án, thời gian để hoàn thành việc giải tỏa, bàn giao tài sản mất rất nhiều thời gian, công sức, bình thường phải mất tối thiểu 6 tháng.
- Đối với các khoản nợ tồn đọng khác (nợ bắt buộc, nợ trả thay): Do bản thân con nợ trây ì, hoặc rơi vào tình trạng kinh doanh thu lỗ, phá sản không còn khả năng trả nợ. Khi ngân hàng xử lý chỉ thực hiện bằng biện pháp xiết nợ (nếu có tài sản) hoặc khởi kiện và như vậy lại rơi vào trường hợp trên, việc chuyển hóa tài sản thành tiền để thu nợ gặp khó khăn.
Có thể tóm lại là cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ xấu hiện nay còn chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ xử lý nợ xấu chậm so với yêu cầu đề ra.
Kết luận chương 2:
Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận đã đề cập tại chương 1, chương 2 đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ và công tác xử lý nợ trong hoạt động kinh doanh của NHĐT&PTVN. Từ phân tích thực trạng rút ra những kết quả đạt được cũng như các mặt tồn tại, hạn chế của công tác quản lý nợ và xử lý nợ xấu của NHĐT&PTVN, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó để có cơ sở đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và xử lý nợ xấu của NHĐT&PTVN.
70
CHƯƠNG 3