Các công cụ quản lý nợ của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 086 GIẢI PHÁP QUẢN lí nợ và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 38 - 40)

a. Dấu hiệu phi tài chính

1.2.4 Các công cụ quản lý nợ của ngân hàng thương mạ

a. Quy định pháp lý về hoạt động tín dụng:

Bất cứ một NHTM nào trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh nói chung, công tác quản lý nợ nói riêng cũng đều phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, của cơ quan quản lý tiền tệ - tín dụng có thẩm quyền. Các quy định này được thể hiện trong các Bộ luật chuyên ngành, trong các Bộ luật chung hoặc các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong từng thời kỳ. Đây là khung pháp lý để các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân

26

hàng tùy từng quốc gia khác nhau có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng tới các thông lệ quốc tế có tính chất áp dụng chung.

Thông thường, các quy định pháp lý có kiên quan đến hoạt động quản lý nợ thường hướng vào việc quy định các chỉ tiêu về: an toàn vốn, nợ xấu, sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, các chỉ tiêu về bền vững tài chính...

b. Chính sách khách hàng:

Chính sách khách hàng là một trong những chính sách cơ bản của một NHTM. Chính sách khách hàng của một NHTM thể hiện ứng xử của một ngân hàng đối với từng nhóm, từng loại khách hàng hoặc đối với từng khách hàng cụ thể đã và sẽ giao dịch với ngân hàng. Để thực hiện công tác quản lý nợ, chính sách khách hàng của một NHTM thường gắn chặt với hệ thống đánh giá tín nhiệm khách hàng, hệ thống tín nhiệm hoặc chấm điểm tín dụng. Tùy từng NHTM, công tác quản lý nợ được thực hiện trong chính sách khách hàng ở các mức độ khác nhau phù hợp điều kiện cụ thể của từng NHTM.

c. Xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng:

Các NHTM căn cứ các quy định pháp lý về hoạt động tín dụng để xây dựng các quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng của NHTM thường tập trung vào các mục tiêu sau:

- Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tín dụng, tạo vị thế hình ảnh và thương hiệu riêng.

- Phù hợp mục tiêu hoạt động phát triển bền vững, theo thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển và hoàn thiện hệ thống

sản phẩm, dịch vụ, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ cho vay.

- Đảm bảo tuân thủ pháp luật, các nguyên tắc cấp tín dụng, các quy định quản lý của ngân hàng trung ương và hội đồng quản trị NHTM.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay theo hướng đảm bảo hiệu quả, an toàn, chất lượng cho khách hàng và bản thân NHTM.

27

d. Công tác quản lý rủi ro:

Quản lý rủi ro đối với các khoản nợ cho vay là việc NHTM sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lượng khoản cho vay, hạn chế hậu quả xấu trong hoạt động cho vay, giảm thiểu tổn thất, không để hoạt động ngân hàng lâm vào tình trạng đổ vỡ. Để thực hiện quản lý rủi ro đối với các khoản nợ cho vay, các NHTM thường xây dựng hệ thống định mức để xác định rủi ro tín dụng, đồng thời đưa ra các biện pháp cần thiết để khắc phục, giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Để xây dựng hệ thống định mức xác định rủi ro tín dụng, các NHTM thường xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ. Toàn bộ các khoản nợ cho vay được phân loại theo một hệ thống phân loại rủi ro cho vay có cấu trúc nhất định ( có thể chia theo nhóm, theo các yếu tố định lượng hoặc định tính ) cụ thể:

- Phân loại, đánh giá rủi ro theo chất lượng của khoản vay, tiến hành trích lập dự phòng để bù đắp rủi ro.

- Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo và xác định các vấn đề liên quan.

- Xác định mức độ của vấn đề phát sinh từ khoản vay nhằm xác định khoản vay có bị xuống hạn hay không, nếu xuống thì xuống hạn nào.

Một phần của tài liệu 086 GIẢI PHÁP QUẢN lí nợ và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w