- Báo cáo kiểm toán của NHĐT&PTVN
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng phản ánh tình hình sử dụng vốn tín dụng của NHTM, là trọng tâm của hoạt động tín dụng ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng là một trong những mục tiêu cơ bản, quan trọng của công tác quản lý hoạt động Ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, các NHTM cần tập trung làm tốt những việc sau:
- Tập trung quản lý nợ, sơm phát hiện những khoản nợ có tín hiệu rủi ro theo các mức độ khác nhau để có biện pháp xử lý kịp thời, phấn đấu giảm nợ quá hạn, giảm dần các khoản nợ phải gia hạn, nợ quá hạn và các khoản nợ xấu.
- Chủ động thành lập quỹ xử lý rủi ro, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ có vấn đề.
- Thành lập bộ phận quản lý nợ, nhiệm vụ của bộ phận này là phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề ( không có khả năng hoàn trả đúng hạn), thực hiện đánh giá, phân loại các khoản nợ này theo khả năng hoàn trả. Tùy theo tình hình hoạt động của DN, mức độ và sự trầm trọng của việc thiếu khả năng thanh khoản, và tính chất của khoản nợ để bộ phận quản lý nợ thực hiện xử lý các khoản nợ theo một trong các biện pháp sau:
+ Tiếp tục theo dõi khoản nợ theo chế độ đặc biệt, tìm mọi biện pháp để tận thu.
+ Bán nợ cho công ty quản lý và khai thác tài sản hoặc bán cho bên thứ ba (các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài) để thu hồi vốn.
75
+ Xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn hoặc buộc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả thay.
+ Dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý tất toán khoản nợ nhưng đưa khoản nợ ra ngoại bảng để theo dõi, tiếp tục truy thu.
+ Thực hiện cấu trúc lại khoản nợ bằng cách:
(1) Cho vay với lại xuất thấp hơn để DN giảm bớt khó khăn về tài chính, làm ăn có hiệu quả hơn để tạo nguồn trả nợ. Biện pháp này cần được cân nhắc kỹ và chỉ nên áp dụng với khách hàng có uy tín, có khả năng phục hồi được sản xuất kinh doanh, vốn tự có ( tài sản có) vẫn còn có khả năng trang trải được các khoản nợ.
(2) Hoán đổi các khoản nợ thành góp vốn vào doanh nghiệp để tham gia quá trình sản xuất. Theo cách này, ngân hàng trở thành một cổ đông của doanh nghiệp, DN sẽ giảm bớt được áp lực về tài chính do phải trả lãi ngân hàng.
(3) Cơ cấu lại con nợ: khi con nợ không có khả năng trả nợ, các chủ nợ sẽ bàn để thành lập Hội đồng chủ nợ, đưa ra các biện pháp phục hồi khả năng trả nợ.
- Tăng vòng quay vốn tín dụng: bằng cách nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ, quản lý giám sát chặt chẽ các khoản nợ để có thể thu nợ đúng hạn. Tuy nhiên, để vốn ngân hàng phát huy được hiệu quả, các NHTM cần thực hiện tốt khâu thẩm định ban đầu để xác định tỷ lệ ngân hàng tham gia vốn, số vốn ngân hàng cho vay, thời hạn cho vay, kỳ hạn nợ và số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn.
- Nợ khoanh, Nợ chờ xử lý: nợ khoanh, nợ chờ xử lý ảnh hưởng rất lớn chất lượng tín dụng do vòng quay vốn tín dụng bị kéo dài, vốn tín dụng bị đọng, ảnh hưởng tới khả năng thực hiện kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của NHTM, do vậy các NHTM cần chủ động xử lý các khoản này từ quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Để tận thu, các NHTM không thông báo việc xử lý nợ
76
cho khách hàng biết, các khoản nợ đã xử lý từ quỹ dự phòng được đưa ra ngoại bảng để theo dõi tiếp tục thu nợ. Các NHTM không thực hiện khoanh nợ cho các khách hàng vì việc khoanh nợ sẽ gây tâm lý ỷ lại, chờ NH xóa nợ. Giảm thiểu các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời.