Đối với việc xử lý nợ các khoản vay thông thường

Một phần của tài liệu 086 GIẢI PHÁP QUẢN lí nợ và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 100 - 101)

- Đơn xin vay Hồ sơ pháp lý

a. Đối với việc xử lý nợ các khoản vay thông thường

về tạo lập nguồn xử lý thông qua trích lập dự phòng rủi ro

Nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế đánh giá, phân loại nợ, đảm bảo cho việc trích lập dự phòng rủi ro phản ánh đúng thực trạng nợ của NHĐT&PTVN, theo đó, cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cần được nghiên cứu chỉnh sửa các vấn đề sau:

- Xác định, phân loại nợ đối với các cam kết ngoại bảng: theo quy định hiện nay, các khoản cam kết ngoại bảng không được xác định trong tỷ lệ nợ

xấu nhưng vẫn trích lập dự phòng rủi ro dẫn tới mức trích lập dự phòng

rủi ro

86

(phân loại nợ theo định tính), theo đó việc trích lập dự phòng rủi ro cần được nghiên cứu để trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với mức độ rủi ro của từng khoản nợ. Trong tình hình hiện nay, cơ chế trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với từng nhóm nợ cần được nghiên cứu chỉnh sửa theo hướng:

+ Đối với khách hàng lớn (theo tiêu thức quản lý khách hàng của TCTD) cần xác định rõ mức độ rủi ro trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của khách hàng, định hạng khách hàng của TCTD và ảnh hưởng của rủi ro môi trường kinh doanh tới hoạt động của khách hàng để trích lập dự phòng rủi ro, thay vì trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm phù hợp với tỷ lệ trích “cứng nhắc” như quy định hiện nay.

+ Đối với các khách hàng còn lại nếu có đủ thông tin, NHĐT&PTVN có thể đánh giá, phân loại khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của khách hàng, nhóm khách hàng thì mức trích dự phòng cụ thể thực hiện trên cơ sở phân nhóm nợ theo phương pháp định tính và thực hiện trích dự phòng rủi ro với mức trích tương ứng theo quy định hiện hành

+ Đối với các khách hàng không đủ thông tin, NHĐT&PTVN thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng và vẫn tiếp tục trích dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành.

Về sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ:

Mở rộng phạm vi đối tượng được sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý, theo đó BIDV được dùng dự phòng rủi ro để xử lý các thiệt hại liên quan đến khoản nợ (đã được TCTD trích lập dự phòng rủi ro) phát sinh trong quá trình xử lý nợ (mua bán nợ, cơ cấu lại nợ, điều chỉnh nợ (gốc, lãi), chứng khoán hoá các khoản nợ, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh rủi ro tín dụng...).

Điều kiện để thực hiện được đề nghị này là phải có sự đồng ý của Bộ Tài

Một phần của tài liệu 086 GIẢI PHÁP QUẢN lí nợ và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w