a. Dấu hiệu phi tài chính
1.3.2. Quy trình xử lý nợ xấu.
Khi xảy ra nợ xấu, đòi hỏi ngân hàng phải đưa ra các quyết sách nhanh chóng và kịp thời nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa tổn thất có thể có. Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
28
Sơ đồ 1.2: Quy trình xử lý nợ xấu
Trước khi gặp gỡ khách hàng, cán bộ quản lý tín dụng cần nắm bắt tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng, các thông tin về lịch sử của các khoản tín dụng, tình hình vay trả nợ gần nhất và các nội dung khác liên quan đến hồ sơ tín dụng của cán bộ tín dụng. Trên cơ sở các thông tin nắm bắt được, cán bộ quản lý tín dụng phối hợp với cán bộ tín dụng rà soát hồ sở tín dụng, đảm bảo tính hợp lệ về mặt pháp lý, tính đầy đủ, trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ, ngân hàng cần bổ sung đầy đủ một cách tối đa. Đặc biệt cần rà soát, xem xét hồ sở tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng để đảm bảo hồ sơ phải đầy đủ, có hiệu lực pháp lý và không vi phạm tiêu chuẩn bảo đảm nào, đồng thời định giá lại toàn bộ tài sản đảm bảo để nắm được giá trị hiện tại của chúng, xem xét các cơ hội bổ sung tài sản đảm bảo. Cán bộ quản lý tín dụng còn cần phải nắm vững các khoản công nợ của khách hàng ngoài các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng.
Sau khi xem xét nắm bắt đầy đủ thông tin trên, cán bộ quản lý tín dụng phải đánh giá nhận định được nguyên nhân cơ bản của rủi ro tiềm ẩn đối với khoản vay, đánh giá phương án kinh doanh của khách hàng hiện tại ở giai
29
đoạn nào và hiểu rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng, vị trí của khách hàng trên thị trường xem xét những ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng, thực trạng quản trị nội bộ của khách hàng, tài sản đảm bảo có được thế chấp trong nghĩa vụ tài chính khác không. Trên cở sở buổi gặp gỡ làm việc với khách hàng, cán bộ quản lý tín dụng phải xác định được trách nhiệm và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng qua đó đề xuất phương án xử lý thích hợp. Các giải pháp thường được sử dụng bao gồm:
- Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay.
- Xác định phương án cơ cấu nợ (gia hạn, điều chỉnh kì hạn trả nợ...).
- Tư vấn cho khách hàng các giải pháp đẩy mạnh thu hồi các khoản phải thu chậm chạp, kiểm soát hàng tồn kho thông qua giảm giá bán, tư vấn về chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời gian tới...
- Cho vay thêm.
Trường hợp, khi đã rà soát và kết luận khoản vay không thể phục hồi, ngân hàng thực hiện phát mại tài sản đảm bảo, khởi kiện, bán nợ để thu hồi nợ, đồng thời tiến hành xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro đã trích lập.