Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 086 GIẢI PHÁP QUẢN lí nợ và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 106 - 109)

- Đơn xin vay Hồ sơ pháp lý

b. Đối với các khoản nợ đọng trong cho vay theo các chương trình của Chính phủ

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

3.3.1.1. Cải cách môi trường đầu tư trong nước, phát triển đầu tư trực tiếp:

Để tạo ra sự phát triển bền vững cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Nhà nước cần có giải pháp mạnh mẽ nhằm thúc đẩy phát triển phương thức tài trợ trực tiếp, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, tiếp tục cải cách môi trường đầu tư trong nước để khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẵn sàng bỏ vốn đầu tư đẩy nhanh tiến độ đổi mới xắp xếp lại và cổ phần hoá DNNN ... tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường vốn hiện đại, có cấu trúc cân đối hoạt động an toàn và hiệu quả; phát triển nhanh thị trường bất động sản, ... tạo hành lang pháp lý, đơn giản các thủ tục để đẩy nhanh việc xử lý tài sản bảo đảm của ngân hàng.

3.3.1.2. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng ngân

hàng:

Trong điều kiện môi trường pháp luật về kinh tế đang được hoàn thiện, để hạn chế rủi ro, giảm nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết để tăng cường tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật, chính sách quy chế phải rõ ràng minh bạch, sửa đổi các Luật cần đi liền đồng bộ với quy định, hướng dẫn chi tiết. Chính phủ

92

quy định tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong quá trình xử lý các tài sản thế chấp như :

- Thông thường khi người vay không trả được nợ, TCTD cho vay được quyền bán tài sản đảm bảo để thanh lý khoản nợ đó mà không phải

thông qua

bất kỳ một cơ quan nào, ngoại trừ khi hợp đồng tín dụng có tranh chấp. Do

đó, Chính phủ cần sửa đổi Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về Bảo đảm tiền

vay của các TCTD theo hướng: bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi

xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của người cho vay.

- Trong giai đoạn hiện nay đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản thế chấp,

nhất là bất động sản, cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ,

tránh việc hình sự hoá của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động

này, có cơ chế chính sách về đấu giá, phát mại các các tài sản cầm cố, thế

chấp, cơ chế đặc biệt về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cơ chế phát mại

tài sản thuộc quyền sở hữu của các DNNN, các thủ tục cấp phép liên

quan đến

việc phát mại tài sản. Cho phép các NHTM tham gia trực tiếp vào quá trình

93

+ Trong trường hợp cần thiết, NHTM có thể được quyền cử người tham gia quản trị điều hành doanh nghiệp.

- Văn bản hướng dẫn không tính thuế sử dụng đất đối với đất giao cho ngân hàng tới khi chuyển hẳn quyền sử dụng đất sang ngân hàng hoặc

tới khi

ngân hàng được phép khai thác, kinh doanh.

- Văn bản hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan thi hành án sớm bàn giao những tài sản đảm bảo vay đã được Tòa án tuyên giao cho NHTM.

3.3.1.3. Chính phủ cần thiết lập hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, quy

định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành, địa phương

trong việc yêu cầu khách nợ phải trả nợ.

Quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp (khách nợ) phải chịu trách nhiệm trả nợ, dù người đó mới được kế nhiệm.

Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài Toà án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty AMC chủ động trong việc phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, cho phép các NHTM tham gia trực tiếp vào quá trình cơ cấu lại nợ của các DNNN với quyền là chủ nợ.

3.3.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cơ cấu lại khu vực ngân hàng tài chính:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng bao gồm cả NHNN và cả các NHTM, là điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngân hàng. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia khu vực ngân hàng nhằm tăng cường năng lực tài chính, quản trị điều hành của các NHTMNN hiện nay. Đó cũng là biện pháp lâu dài làm ngăn chặn nợ xấu phát sinh, gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện,

94

Kiến nghị Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại trong đó Chủ tịch Ban là một Phó Thủ tướng, thành viên của Ban bao gồm đại diện cấp Thứ trưởng của các Bộ và các cơ quan ngang Bộ: Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Tư pháp , Bộ Kế hoạch đầu tư, Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục địa chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an.

Một phần của tài liệu 086 GIẢI PHÁP QUẢN lí nợ và xử lí nợ xấu tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w