- Báo cáo kiểm toán của NHĐT&PTVN
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng thôngtin tín dụng
Thông tin tín dụng càng phát triển về số lượng và chất lượng càng làm giảm mức độ rủi ro cho hoạt động tín dụng. Thông tin về khách hàng vay vốn ngân hàng trên địa bàn là cần thiết để tìm hiểu một phần tình hình công nợ của khách hàng. Trên cơ sở đó xác định khả năng thanh toán, hoàn trả nợ vay của khách hàng. Ngoài ra, việc tổng hợp thu thập thông tin về ngành nghề, thị trường... có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng rất quan trọng giúp ngân hàng tìm hiểu và nắm bắt về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần có hệ thống thông tin hữu hiệu.
Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng hệ thống trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, thông tin của CIC chưa được cập nhật kịp thời, chưa có hiệu quả, độ tin cậy thấp khiến cho các TCTD ít sử dụng thông tin do CIC cung cấp. Nguyên nhân chủ yếu do phần lớn thông tin của CIC là do các doanh nghiệp, các TCTD cung cấp. Việc cung cấp thông tin không kịp thời làm cho thông tin thường bị lạc hậu, về phía các TCTD cũng chưa tuân thủ đúng các quy định về cung cấp thông tin, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay. Do vậy, NHĐT&PTVN cần có một bộ phận chuyên trách về thông tin rủi ro tín dụng (phòng nghiên cứu rủi ro) nhằm chủ động thu thập thông tin nhanh, đầy đủ, kịp thời và tiết kiệm chi phí.
Ngân hàng cần chủ động trong việc tìm hiểu, nắm bắt các thông tin chính xác của khách hàng. Cụ thể: phỏng vấn trực tiếp người xin vay, điều tra
(11b)
Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý nợ 77
tại nơi hoạt động kinh doanh của người vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần khai thác triệt để từ các nguồn thông tin khác như: thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; lấy nguồn thông tin từ ngân hàng bạn do một doanh nghiệp thường quan hệ với nhiều ngân hàng và với mỗi ngân hàng doanh nghiệp phải cung cấp một lượng thông tin nhất định tùy theo yêu cấu của ngân hàng do đó thu thập nguồn thông tin từ ngân hàng bạn để tìm hiểu sâu thêm và có cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp; thông qua mối quan hệ với các ban ngành liên quan để thu thập thông tin về lượng cung cầu, xu hướng phát triển ngành, các cơ chế chính sách mới.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, cán bộ tiến hành sàng lọc, chuẩn bị cho việc phân tích và xử lý thông tin.