- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ tài sản có, quản trị vốn, kiểm
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu
tư và
Phát triển Việt Nam.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam. triển Việt Nam.
Ngày 26/04/1975 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, tiền thân của NHĐT&PT VN, được thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng chính phủ. Ngân hàng Kiến Thiết trực thuộc Bộ tài chính với quy mô ban đầu rất nhỏ bé chỉ gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến Thiết thời kỳ này là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong suốt một thời gian dài từ khi thành lập đến năm 1975, qua thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Ngân hàng Kiến Thiết luôn đúng vai trò cơ quan cấp phát thuần tuý của Chính phủ, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kiểm soát và thanh toán các công trình xây dựng cơ bản nhiều hơn là cho vay, chú trọng việc đánh giá, quản lý trước và trong khi cung ứng vốn, coi nhẹ quản lý sau khi cung ứng vốn do đó nó vẫn chưa mang bản chất của một ngân hàng.
Ngày 24/06/1981, Hội đồng chính phủ đó ra Quyết định 259/CP chuyển Ngân hàng Kiến Thiết từ trực thuộc Bộ Tài chính sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam. Theo quyết định này ngân hàng có thêm nhiệm vụ mới như: cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình không do Ngân sách cấp hoặc vốn tự có không đủ, làm đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện Ngân sách đầu tư. Bước đầu ngân hàng được phép cho vay vốn lưu động đối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
40
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, tên tiếng anh là Bank of investment and development of Vietnam (BIDV), theo quyết định số 401-CP của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của NHĐT&PTVN được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Ngày 01/01/1995 là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản, NHĐT&PTVN được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Từ 1996 đến nay được ghi nhận là thời kỳ chuyển mình đổi mới, chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự cất cánh của NHĐT&PTVN.
NHĐT&PTVN đã không ngừng khơi tăng nguồn vốn bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư, doanh nghiệp; vay hợp vốn, vay tài trợ nhập khẩu từ nước ngoài; tham gia thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu; đảm bảo cân đối nguồn vốn trung dài hạn chiếm gần 40%. Trên cơ sở chủ động về nguồn vốn, NHĐT&PTVN đã đa dạng hoá hình thức cho vay nền kinh tế, tập trung ở các hoạt động chính:
- Cho vay truyền thống với phương thức ngày càng đa dạng như cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh;
- Cho thuê tài chính phục vụ đầu tư SXKD của các doanh nghiệp như cho thuê mua phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, đầu tư phát triển công nghệ và trang bị máy móc...vv;
- Mua trái phiếu để đầu tư chuyển đổi và tham gia cổ phần trực tiếp trong các công ty;
41
- Cho vay thông qua hình thức đại lý uỷ thác giải ngân các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác phục vụ đầu tư phát triển;
- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn cho Dự án tài chính nông thôn vay vốn của WB.
Trong thời kỳ đổi mới, NHĐT&PTVN đã tăng thêm nhiều tiện ích, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xoá thế “độc canh tín dụng”. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thanh toán thẻ séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ... tăng trưởng cả về qui mô và chất lượng. Các tiện ích dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng. Nhiều dịch vụ phi ngân hàng như bảo hiểm phi nhân thọ, cho thuê tài chính, chứng khoán... được phát triển, có hệ thống, cơ cấu tài sản nợ - tài sản có chuyển dịch theo hướng tích cực.
Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 2124/QĐ- TTg phê duyệt Phương án cổ phần hóa NHĐT&PTVN. Ngày 01/12/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 2589/QĐ- NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa NHĐT&PTVN. Ngày 02/12/2011, chính thức công bố Bản cáo bạch cổ phần hóa NHĐT&PTVN.