Quản trị rủi ro lãi suất (QTRRLS) là rất cần thiết đối với Ngân hàng thương mại vì:
- Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp nhằm hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra.
Môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn biến động và tiềm ẩn rủi ro, thu nhập của Ngân hàng phụ thuộc nhiềuvào sự biến động của lãi suất cũng như các yếu tố thị trường khác. Sự biến động của lãi suất tác động đến hầu hết bảng cân đối kế
toán và báo cáo thu nhập của Ngân hàng. Do vậy, QTRRLS có tầm quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng, Ngân hàng luôn phải đối mặt với
sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong điều kiện biến động của thị trường và Ngân
hàng luôn phải chủ động trong việc cân bằng giữa huy động vốn và sử dụng vốn, hạn chế sự chênh lệch quá lớn về kỳ hạn giữa TS và Nợ phải trả & VCSH.
- Tạo ra lợi thế trong cạnh tranh của Ngân hàng.
QTRRLS giúp cho Ngân hàng nhận biết, đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn, lợi nhuận tương lai cũng như chi phí, thu nhập trong tương lai; từ đó giúp cho việc kiểm soát thu nhập, chi phí tương lai và định hướng các giải pháp chiến lược canh tranh phù
hợp; quản trị rủi ro lãi suất là một nhân tố quan trọng đối với khả năng sinh lợi và lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.
QTRRLS giúp cho Ngân hàng định lượng các chi phí, thu nhập cần phải tính toán
của Ngân hàng.
Khả năng thanh toán của Ngân hàng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kết quả trong hoạt
động kinh doanh. Để tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, Ngân hàng cần
có đủ vốn tự có để bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra, giới hạn khả năng chịu đựng các
rủi ro và rủi ro này cần được xác định trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Tuy
nhiên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, Ngân hàng
cần có cơ chế tự bảo vệ mình trước những rủi ro ở mức trung bình và những sai số thông
thường quanh mức trung bình. Để làm được điều này đòi hỏi Ngân hàng phải xác định
được xác suất rủi ro tối đa và qua đó xác định mức vốn tự có cần thiết đủ đề bù đắp những rủi ro mức trung bình. Nếu vốn tự có của Ngân hàng không đủ để thực hiện vai
trò này, Ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi rủi ro về khả năng thanh toán.