Chiến lược quản trị rủi rolãi suất

Một phần của tài liệu 099 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 41 - 44)

- A ∆i∕(1+i) (D (DA A RD RDLL) )ɔ (l7)

1.2.3.3 Chiến lược quản trị rủi rolãi suất

a) Chiến lược quản trị mang tính bảo vệ: nhằm mục tiêu bảo vệ thu nhập vàgiá trị ròng của ngân hàng trước biến động cả lãi suất. Nếu ngân hàng áp dụng chiến lược quản trị mang tính bảo vệ, ngân hàng sẽ giảm thiểu tối đa sự bất ổn trong thu nhập lãi và giá trị tài sản của ngân hàng do biến động lãi suất thị trường gây ra.

Trong chiến lược quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính bảo vệ, ngân hàng thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng 0 tới mức tối đa có thể để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của ngân hàng, điều này có nghĩa là giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất được duy trì tương đương với giá trị nợ nhạy cảm lãi suất.

Trong chiến lược quản trị khe hở kỳ hạn mang tính bảo vệ, ngân hàng thương mại duy trì khe h ở kỳ hạn gần bằng 0, giá trị ròng của ngân hàng được bảo vệ trước rủi ro lãi suất. Sự thay đổi trong giá trị thị trường của tài sản và nguồn vốn bù đắp lẫn nhau, làm cho giá tr ị ròng của ngân hàng không thay đổi.

b) Chiến lược quản trị năng động:

Với chiến lược này ngân hàng mong muốn tăng thu nhập khi dự báo được chính xác xu hướng biến động của lãi suất thị trường.

Trong chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động, nếu ban quản lý ngân hàng sự báo chính xác xu hướng biến động của lãi suất trong

tương lai sẽ thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất dương hoặc âm nhằm thu được thu nhập.

Bảng 1.2 Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất năng động- Phản ứng của nhà quản lý trước các dự báo về lãi suất

- Giảm nợ nhạy cảm lãi suất Lãi suất thị trường

giảm

Khe hở nhạy cảm lãi suất âm

- Giảm tài sản nhạy cảm lãi suất

- Tăng nợ nhạy cảm lãi suất

Dự báo thay đổi lãi suất

của ngân hàng Giá trị khe hở kỳ hạn Phản ứng của nhà quản lý

Lãi suất thị trường tăng Khe hở kỳ hạn âm

- Giảm thời lượng của tài sản - Tăng thời lượng của nợ

Lãi suất thị trường giảm Khe hở kỳ hạn dương - Tăng thời lượng của tài sản- Giảm thời lượng của nợ

- Nếu ban quản lý ngân hàng tin chắc rằng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới, họ sẽ điều chỉnh tăng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất vượt qua giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất. Lãi suất thị trường giảm như dự đoán, chi phí trả lãi giảm nhiều hơn thu từ lãi, ngân hàng có thu nhập.

- Nếu dự báo lãi suất tăng, các ngân hàng thương mại sẽ cố gắng duy trì giá trị tài sản nhạy cảm lại suất lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Khi lãi suất thị trường tăng, thu nhập từ tài sản sẽ lớn hơn chi phí trả lãi, ngân hàng có thu nhập. Trong chiến lược quản trị khe hở kỳ hạn năng động, các nhà quản lý ngân hàng sẵn sàng tận dụng cơ hội để nâng cao thu nhập của các cổ đông.

Bảng 1.3. Quản trị khe hở kỳ hạn năng động- Phản ứng của nhà quản lý trước các dự báo về lãi suất

- Nếu dự đoán lãi suất thị truờng tăng trong thời gian tới, nhà quản lý thiết lập khe hở kỳ hạn âm, giảm thời luợng của tài sản và tăng thời luợng của nợ. Nếu dự đoán đúng, giá trị ròng của ngân hàng tăng.

- Nếu dự đoán lãi suất giảm, nhà quản lý thiết lập khe hở kỳ hạn duơng bằng cách giảm thời luợng tài sản, tăng thời luợng của nợ, Giá trị ròng của ngân hàng tăng lên nếu dự đoán lãi suất là chính xác.

Một phần của tài liệu 099 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO lãi SUẤT tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w