Kiến nghịvới các NHTM

Một phần của tài liệu 016 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kĩ THƯƠNG VIỆT NAM GIAI đoạn 2010 2012,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 104 - 108)

^ Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân

Khách hàng của dịch vụ NHBL chủ yếu là các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, một số NHTM đã đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm chấm điểm khách hàng là doanh nghiệp còn khách hàng cá nhân thì hiện chưa có.Lợi ích từ việc xây dựng hệ thống này là rất lớn, trong đó ưu điểm nổi bật có thể kể đến là giảm thiểu chi phí phân tích thông tin, giúp đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.

Cách làm hiện nay là, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ trực tiếp thẩm định các thông tin liên quan. Thông tin về khách hàng thường được điền vào một biểu mẫu theo các chỉ tiêu định trước. Căn cứ theo đó, cán bộ tín dụng sẽ cho điểm từng chỉ tiêu. Tổng số điểm của khách hàng được đối chiếu với thang điểm có sẵn của ngân hàng để xác định nhóm tín dụng.Công việc này thường cần từ hai đến ba nhân sự, kiểm tra chéo lẫn nhau.Trong đó gồm cả việc kiểm tra, xác định thông tin về tài sản thuộc sở hữu của khách hàng.Vấn đề là với quy trình xử lý như thế sẽ mất nhiều thời gian.Đó là chưa kể việc xếp hạng tín dụng đôi khi còn thiếu chính xác. Bởi lẽ xếp hạng tín dụng thủ công tùy thuộc vào năng lực và cảm tính của nhân viên tín dụng, do vậy dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về con người.

Trong khi đó, các NHTM thường lưu trữ những thông tin về khách hàng sau khi đã có mối quan hệ với ngân hàng nhằm có những chính sách khách hàng phù hợp. Nếu các ngân hàng có sự hợp tác trong việc trao đổi thông tin, tiến hành nghiên cứu cơ bản, ứng dụng toán học và thống kê tài chính trong quản trị rủi ro, nhằm xây dựng một hệ thống xếp hạng tự động. Rủi ro phát sinh từ sai sót và thiên vị cá nhân được loại bỏ tối đa trong hệ thống xếp hạng tự động. Theo đó, khi khách hàng cần sử dụng dịch vụ sẽ cung cấp thông tin theo mẫu định sẵn cho nhân viên tín dụng. Các tiêu chí đánh giá được chọn lọc từ thông tin dữ liệu về khách hàng trong quá khứ, chương trình phần mềm sẽ tự động phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất.Sau đó kết quả xếp hạng được trả lại trực tiếp tới khách hàng. Thông thường, đi kèm với kết quả này là thông báo của ngân hàng về việc chấp nhận hoặc

từ chối yêu cầu của khách hàng, các điều kiện về hạn mức và lãi suất... Áp dụng công nghệ như thế ngoài việc giúp ngân hàng rút ngắn thời gian, tăng độ tin cậy tín dụng, nó còn giúp ngân hàng tạo cảm giác thỏa mãn cho khách hàng.

J Tăng cường các quan hệ liên kết

Hệ thống cung cấp các dịch vụ NHBL là ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế kinh tế theo phạm vi mà hiểu một cách đơn giản là quy mô càng lớn, số người tham gia càng nhiều thì chi phí càng thấp và càng thuận tiện cho người sử dụng. Điều đáng nói là chi phí để thiết lập hệ thống thanh toán rộng khắp đòi hỏi một khoản đầu tư khổng lồ.Với quy mô hiện nay, khó có ngân hàng trong nước nào có thể tự mình làm được.Giải pháp duy nhất là các ngân hàng phải liên kết với nhau để cùng xây dựng hệ thống này.

Trong thời gian vừa qua, các NHTM đã có những nỗ lực cụ thể trong việc gia tăng mối liên kết giữa các ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thẻ. Tuy nhiên, các ngân hàng cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc liên kết với nhau để việc liên kết thật sự hiệu quả và chặt chẽ. Các hình thức liên kết về thẻ cần có sự quảng bá mạnh mẽ, để người dân hiểu và sử dụng tốt hơn các tiện ích mà sự liên kết đó mang lại. Nhờ đó, số lượng sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ tăng lên, nhất là hạn chế thanh toán tiền mặt theo chủ trương của Nhà nước.

Tóm lại, để có thể đẩy mạnh hoạt động NHBL trong giai đoạn tới Techcombank cần một mặt vận dụng một cách linh hoạt các kinh nghiệm trong hoạt động NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như: kinh nghiệm xây dựng chiến lược hoạt động NHBL của ANZ Việt Nam, kinh nghiệm xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL của HSBC Việt Nam, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hiện đại của Citibank Việt Nam. Mặt khác, cần khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy thế mạnh trong hoạt động NHBL tại ngân hàng mình bằng các giải pháp: xây dựng chiến lược phát triển hoạt động NHBL một cách đồng bộ nhất quán, xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng tăng cường nhiều tiện ích, tiếp tục đầu tư về hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối một cách hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng,

tăng cường hoạt động quản trị rủi ro. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN, NHTM một số vấn đề để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn thiện, môi trường kinh doanh hiệu quả, môi trường chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP nói chung và Techcombank nói riêng phát triển hoạt động NHBL.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, trên cơ sở thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam, toàn bộ chương 3 đã đưa ra các quan điểm định hướng, đề xuất một số giải pháp cơ bản và một số kiến nghị mang tính chất vĩ mô và vi mô nhằm hoàn thiện môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ NHBL của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiện nay, hòa mình với xu hướng chung của thế giới, các ngân hàng TMCP tại Việt Nam đã bước đầu chú trọng đến đầu tư dịch vụ NHBL. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập ra khu vực và quốc tế, với sự đầu tư ồ ạt của những ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, Techcombank phải thật sự có một chiến lược tổng thể, ưu việt mới có thể tạo được sự khác biệt và bức phá trên cuộc đua trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Là một trong những ngân hàng sớm định hướng thị trường bán lẻ là mục tiêu chiến lược, Techcombank thời gian qua đã có nhiều hoạt động, nỗ lực để phát triển các dịch vụ NHBL và bước đầu đạt được những kết quả khả quan, song bên cạnh đó, hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2010 — 2012” đã tập trung giải quyết những nội dung quan trọng sau:

- Một là, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ NHBL.

-Hai là ,phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2010-2012, chỉ rõnhững kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

- Ba là, khóa luận đã đề xuất được các giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn tới.

Mặc dù đã cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu chỉ ra những hạn chế về sự phát triển dịch vụ NHBL của Techcombank, song khóa luận chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A/ Các sách, báo và tạp chí tham khảo

1. Nhóm tác giả Học viện Ngân hàng (2001), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Mùi (Chủ biên, 2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

4. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

5. PGS. TS Lê Văn Tề (2003), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

6. Đinh Văn Chiến (2004),Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM của các NHTM ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 3, 26-27.

7. Vũ Thị Ngọc Dung (2004), Pháttriển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng, Tạp chí ngân hàng số 7,16-17.

8. Đặng Thành, Ngân hàng bán lẻ Việt Nam cải tổ vì xu thế phát triển, Tạp chí Ngân hàng số 3/2003,82-83.

9. Tài liệu hội nghị "Chiến lược phát triển dịch vụ NHBi.'', Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 11/2003.

10. Vũ Thị Hông Anh (2011), Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, 26 - 28, 87 - 88, 91 - 98.

11. Nguyễn Thanh Tâm (2011), Dịch vụ ngân hàng bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân tại NHTMCP Kỹ thương - Thực trạng và giải pháp, Học viện Ngân hàng.

Nguyễn Thị Huệ Mỹ NHG - K12

12. Báo cáo thường niên Techcombank năm 2010. 13. Báo cáo thường niên Techcombank năm 2011. 14. Báo cáo thường niên Techcombank 2012. B/ Các Website 1. www.techcombank.com.vn 2. www.sbv.gov.vn 3 .www.vnba.org.vn 4. www.vietcombank.com.vn Nguyễn Thị Huệ Mỹ NHG - K12

Một phần của tài liệu 016 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN kĩ THƯƠNG VIỆT NAM GIAI đoạn 2010 2012,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 104 - 108)