Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 019 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH BA ĐÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 105 - 107)

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1. Đối với Chính phủ

3.4.1.1. Tiếp tục phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, cơ chế thị trường hình thành chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế vẫn chưa ổn định, môi trường cạnh tranh còn nhiều khiếm khuyết. Do đó, Nhà nước phải phát huy vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô để kinh tế thị trường ở Việt Nam được vận hành theo đúng quy luật.

Khi Nhà nước ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế và xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng, cụ thể như mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của công chúng ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

3.4.1.2. Quan tâm đầu tư cho hệ thống giáo dục nhiều hơn

Đầu tư cho hệ thống giáo dục là đầu tư phát triển nhân tố con người. Vấn đề này phải nằm trong chiến lược phát triển chung của một quốc gia. Muốn có một đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, đặc biệt trong một ngành áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới như ngân hàng bán lẻ thì cần có một đường lối chiến lược chỉ đạo của Nhà nước. Do vậy, Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học trong khối ngành kinh tế chung để tập trung vào giáo dục cho hệ thống các NHTM những vấn đề cần thiết và cơ bản liên quan đến ngân hàng, nắm rõ những quy luật ngân hàng, biết ứng biến những luật đó một cách nhanh nhất, linh hoạt nhất đồng thời liên kết trực tiếp với các NHTM nắm bắt thông tin tình hình thực tế để chương trình giảng dạy có hiệu quả cảo nhất, đáp ứng cho NHTM những nhà ngân hàng thực thụ trong tương lai.

3.4.1.3. Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp quy mang tính pháp lý cao hơn cho hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Văn bản cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường

và dịch vụ của các chủ thể tham gia, hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp khách quan.

Nhà nước chú trọng hơn nữa việc hoàn thiện các quy định pháp lý về nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này địi hỏi phải hồn thiện môi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình dịch vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng và ngân hàng.

Một phần của tài liệu 019 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn hà nội CHI NHÁNH BA ĐÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w