3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.3. Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội
Sau đây là những đề xuất từ thực tế thực hiện dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh Ba Đình nhằm giúp cho không chỉ riêng chi nhánh mà cả hệ thống NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách bền vững.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội xây dựng và triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng một cách thống nhất từ những thông tin cơ bản như họ tên đầy đủ, chứng minh thư, giới tính, ngày sinh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại... cho đến những thông tin hỗ trợ như nghề nghiệp, thu nhập, trình độ dân trí. để cả hệ thống Ngân hàng SHB có thể chăm sóc khách hàng chu đáo mọi lúc mọi nơi, tạo sự trung thành của khách hàng tới ngân hàng.
NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chương trình liên quan đến các sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: quy trình gửi tiết kiệm hiện tại phải làm thế nào giảm thời gian chờ đợi của khách hàng và cải tiến thao tác xử lý giao dịch tiết kiệm với sự hỗ trợ triệt để của công nghệ thơng tin. Hồn thiện quy trinh giao dịch nhanh gọn, thiết kế lại chứng từ đơn giản và gọn nhất có thể ví dụ như: đối với các sản phẩm dự thưởng, mã số dự thưởng của khách hàng được thiết kế trong hệ thống in trực tiếp lên sản phẩm không phải lưu giữ nhiều chứng từ kèm theo.
Cần phải phát triển hơn nữa bộ phận chuyên trách về Marketing, điều này rất có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của Chi nhánh cũng nhu của toàn hệ thống Ngân hàng SHB. Bộ phận Marketing này sẽ trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của Chi nhánh với nhu cầu thị truờng, góp phần tạo vị thế cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn.
SHB cần tổ chức quảng cáo tuyên truyền mạnh hơn nữa trên các phuơng tiện thông tin đại chúng nhu trình chiếu các đoạn quảng cáo ngắn trên các kênh truyền hình nhiều hơn, quảng cáo xen kẽ các chuơng trình hấp dẫn của đài phát thanh. Một cách quảng cáo tiết kiệm chi phí hơn nhung vẫn gây đuợc ấn tuợng là quảng cáo ngay tại màn hình ATM của Ngân hàng: phịng cơng nghệ thông tin thiết kế sao cho ngoài việc để quảng cáo tự chạy thì khách hàng có thể lựa chọn những mục quảng cáo về các sản phẩm phù hợp với khách hàng.
Ngân hàng SHB đẩy nhanh hoàn thiện các chức năng của dịch vụ sản phẩm bán lẻ đang có cũng nhu phát hiện và triển khai những sản phẩm bán lẻ mới tạo tiện ích tối đa cho khách hàng:
Đối với dịch vụ cho vay cá nhân: SHB tạo điều kiện mua bán ngoại tệ cho các Chi nhánh có cho vay cá nhân là nguời lao động đi nuớc ngoài, du học, du lịch, đi chữa bệnh bên nuớc ngoài.
Đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại: Phịng Cơng nghệ thông tin thiết kế lại trang web của Ngân hàng SHB với nội dung và hình thức bắt mắt hơn, trong đó khơng chỉ thể hiện các chỉ số lãi suất, biểu phí, số điện thoại liên hệ, địa chỉ liên hệ chung mà cịn có thể tra cứu riêng từng Chi nhánh tạo thuận lợi cho khách hàng. Dịch vụ Mobile banking cần có thơng báo rõ nội dung khi thực hiện các giao dịch, phần mềm dịch vụ này cài vào điện thoại cần thiết kế gọn nhẹ và giao diện thu hút hơn. Dịch vụ thẻ ATM: khách hàng có thể đăng ký dịch vụ Mobile banking ngay tại các máy ATM của SHB, mua thẻ trả
trước cũng như trả tiền sau điện thoại di động, thanh tốn hóa đơn điện nước và các dịch vụ viễn thông, thanh tốn phí bảo hiểm, cho phép chuyển tiền từ tài khoản ATM sang tài khoản tiết kiệm tại máy ATM.
Ngân hàng SHB nghiên cứu, phát triển hay mua lại các phần mềm quản lý nhằm nâng cao quản trị ngân hàng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của từng Chi nhánh: phần mềm theo dõi kỳ hạn rút tiền của khách hàng, phần mềm dự báo lãi suất, phần mềm dự báo tỷ giá tiền tệ, phần mềm đánh giá mức độ hợp tác của khách hàng, phân tích lịch sử trả nợ của khách hàng.
Ngân hàng SHB mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới trên cơ sở phát triển thêm các tiện ích cho sản phẩm dịch vụ, thiết lập kênh chuyển tiền kiều hối trực tiếp với các ngân hàng đại lý, các công ty chuyển tiền ở các nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống, làm việc. Ngân hàng SHB ngoài việc củng cố tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union nên tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh MoneyGram giúp thu hút được khách hàng do sự đa dạng của dịch vụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển dịch vụ NHBL và thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại SHB Ba Đình ở chuơng 2, tác giả đã đề ra nhóm giải pháp trong chuơng 3 bao gồm:
Thứ nhất, để có cơ sở đua ra những giải pháp phát triển dịch vụ NHBL
tại SHB Ba Đình, chuơng 3 đã trình bày định huớng phát triển dịch vụ NHBL tại SHB Ba Đình.
Thứ hai, dựa vào những hạn chế đã đuợc tác giả phân tích ở chuơng 2
và những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ NHBL tại SHB Ba Đình, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động dịch vụ NHBL tại SHB Ba Đình. Nhóm giải pháp bao gồm: Phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng; nâng cao chất luợng nguồn nhân lực; tăng cuờng công tác chăm sóc khách hàng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing; giải pháp về sản phẩm dịch vụ; nâng cao năng lực tài chính.
Thứ ba, tác giả cũng đua ra khuyến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng
nhà nuớc và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL nói riêng đuợc phát triển thuận lợi.
Tất cả những đề xuất trên đều huớng đến một mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ NHBL tại SHB Ba Đình một cách hài hịa góp phần vào sự phát triển bền vững của SHB Ba Đình trong giai đoạn hội nhập.
KẾT LUẬN
Với mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đua ra giải pháp cụ thể cùng các khuyến nghị nhằm giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Ba Đình phát triển dịch vụ NHBL. Từ đó, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB Ba Đình trong tiến trình hội nhập, luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung nhu sau:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về ngân hàng thuơng mại, dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng nhu các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Hai là, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình phát triển các dịch vụ
ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Ba Đình. Từ đó tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Ba là, căn cứ vào chiến luợc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội kết hợp với phân tích đánh giá tình hình chi nhánh Ngân hàng SHB Ba Đình đua ra các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh
Những kết quả đạt đuợc của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tạo cho chi nhánh SHB Ba Đình nói riêng và Ngân hàng SHB nói chung phát triển một cách bền vững, có chỗ đứng trên thị truờng tài chính hội nhập cạnh tranh gay gắt.
Tuy nhiên, đây là một đề tài tuơng đối rộng, khá mới mẻ và phức tạp. Do vậy, để những ý kiếm đề xuất trong luận văn thực sự có ý nghĩa, tác giả mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà kinh tế, các đồng nghiệp trong vấn đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Trâm Anh (2010), Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tơ Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê
3. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê.
4. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nxb Thống kê.
5. Báo cáo, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính đã kiểm toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Chi nhánh Ba Đình năm 2008,2009,2010,2011,2012.
6. Lê Xuân Nghĩa (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Phương Đơng, Cà mau.
7. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng
thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
9. Trịnh Bá Tửu (2005), “Cần đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân hàng hiện đại”, Tạp chí Ngân hàng, (số 7), tr.25-28.
10. Đàm Hồng Phương (2006), “Một số vấn đề về phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí ngân hàng, (số 5), tr.32-33,42.
11. Nguyễn Lợi (2010), “Để hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, (số 22), tr.30-32.
[12] Nghị định basel II được ban hành bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.
[13, tr2] Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.