Kiến nghị đối với Ngânhàng thương mại cổ phần Phát triển nhà TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu 018 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ hồ CHÍNH MINH CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 86 - 88)

Thứ nhất, HDBank cần nâng cao hệ thống thông tin, hệ thống tính điểm khách

hàng. Hiện tại thông tin của khách hàng là vấn đề gây trở ngại cho ngân hàng trong khi tiến hành cấp tín dụng . Hầu hết các thông tin tín dụng đều không được kiểm chứng như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không được kiểm toán, thông tin về thu nhập và lí lịch cá nhân nhiều khi không được công khai, khó xác định...Thông tin không chính thức nhiều khi quan trọng hơn thông tin chính thức trong xử lí cấp tín dụng. Do đó, ngân hàng cần nâng cao hệ thống thông tin, trên cơ sở đó nâng cao hệ thống tính điểm khách hàng cá nhân thống nhất phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp việc quyết định cung cấp sản phẩm tín dụng bán lẻ nhanh chóng, chính xác.

Thứ hai, HDBank cần phối hợp thường xuyên với các chi nhánh trong việc

khảo sát tổng thế theo khu vực hoặc địa bàn nhằm xây dựng các sản phẩm phù hợp với đặc trưng, đặc thù của từng khu vực hoặc địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó, xây dựng danh mục sản phẩm bán lẻ phù hợp với các nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng tới.

hiệu. Tuy nhiên việc này chưa đạt được nhiều kết quả khá quan. Chính vì vậy, HDBank cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của HDBank trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu, nâng cao thương hiệu HDBank.

Thứ tư, đầu tư cơ sở vật chất cũng như có kế hoạch hỗ trợ cho chi nhánh trong

việc mở rộng và phát triển các kênh phân phối hiện đại. Đồng thời thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ công nhân viên về các nghiệp vụ về hoạt động NHBL, về các kỹ năng mềm trong tư vấn và chăm sóc khách hàng. Tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham quan, học tập các mô hình ngân hàng tiên tiến, hiện đại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu chương 3, luận văn đã trình bày những định hướng, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh và xác định rõ định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hà Nội.

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu các chương trước, đã đề xuất hệ thống giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Tp Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hà Nội. Tựu chung lại, hệ thống giải pháp đề cập đến phát triển công nghệ, phát triển các kênh phân phối, đa dạng hoá sản phẩm ngân hàng bán lẻ, tăng cường chính sách marketing và chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ,xây dựng nguồn nhân lực cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tăng tỷ trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vào nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội.

KẾT LUẬN

Bản luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản như sau:

Thứ nhất, đã hệ thống hóa có chọn lọc và tập trung luận giải về hoạt động ngân

hàng bán lẻ trên cơ sở xây dựng khái niệm ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thứ hai, đã đi sâu phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân

hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh qua các năm từ 2008 đến 2011. Từ đó, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, đã trình bày định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP phát triển

nhà TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra hệ thống gồm 8 giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP phát triển nhà TP Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hà Nội.

Tác giả xin chân thành cám ơn các cơ quan, các cá nhân đặc biệt là TS. Trần Văn Hân đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng còn hạn chế và tính chất phức tạp và luôn luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý đến đề tài để tác giả tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Chính phủ (2001), Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Chính phủ (2001), Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3. Chính phủ (2006), Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2020 tại Việt Nam”.

4. Chính phủ (2007), Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

5. Quốc hội khoá X (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày

12/12/1997.

6. Quốc hội khoá XI (2004), Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng

số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004.

7. Quốc hội khoá XI (2005), Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày

29/11/2005.

8. Tạp chí ngân hàng

Tiếng Anh:

1. The Asian’s banker, “Asia’s developing retail banking landscape” 2. John Uwe, Banking Crisis: “Retail Banking to the Rescue? ” 3. John Uwe, Banking Crisis: “Retail Banking to the Rescue? ” 4. Capgemini, EFMA and IMG, “World retail banking report 2008” 5. Capgemini, EFMA and IMG, “World retail banking report 2009” 6. Capgemini, EFMA and IMG, “World retail banking report 2010”

Một phần của tài liệu 018 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THÀNH PHỐ hồ CHÍNH MINH CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w