Đối tượng nghiên cứu của Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU m lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trang 27 - 30)

Theo Bogusław Żyłko, vấn đề cấu trúc đã trở nên phức tạp hơn khi nó vượt ra khỏi lĩnh vực của các ngành khoa học tự nhiên để thâm nhập vào lĩnh vực của các ngành khoa học xã hội, trong đó có nghiên cứu văn học. Những người ủng hộ phương pháp cấu trúc tin rằng sự giải thích mang tính cấu trúc về các vấn đề trong cả hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là hữu ích. Họ đồng thời mong muốn có thể kết nối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội bằng phương pháp cấu trúc. Điều này tạo tiền đề cho việc đề xuất ý tưởng “nghiên cứu văn học phải trở thành khoa học” trong

một bài báo cùng tên được Iu.M.Lotman công bố vào năm 1967. Nói về điều mà các nhà cấu trúc luận quan tâm, Bogusław Żyłko viết:

Các nhà tư tưởng cấu trúc (chúng ta có thể nói thêm “ở mọi sự mô tả” - Althusser, Foucault, Lacan) nhấn mạnh vai trò của các cấu trúc ngôn ngữ, phân tâm học và sinh học, theo cách này làm giảm ý nghĩa của chủ đề và những lựa chọn có ý thức của nó đến mức tối thiểu: “Chủ thể con người cuối cùng cũng bị gạch bỏ, bởi vì được giảm một cách khách quan đến các cấu trúc (nghĩa là nó được hiểu riêng về mặt cấu trúc). [...] Mô hình về việc hiểu biết sự tồn tại của con người không phải là một thực thể có ý thức, mà là một cấu trúc vô thức” (Krąpiec, 1971: 569).

(Żyłko, B., 2014).

Theo đó, đối với các nhà cấu trúc luận, chủ thể con người giờ đây không còn chiếm giữ vị trí trung tâm nữa. Họ, các nhà cấu trúc luận, cho rằng những gì mà con người nhận thức được bằng tư duy vốn không phải là một thực thể có ý thức của riêng nó, mà từ bản chất, đó chỉ là mô hình (model) của những cấu trúc.

Dù được vận dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, song các nhà cấu trúc luận đều hướng đến một mục tiêu giống nhau, đó là: CẤU TRÚC. Về thuật ngữ cấu trúc, Jean Piaget viết:

Gần như đây là lần đầu tiên chúng ta có thể nói rằng một cấu trúc là một hệ thống của những sự biến đổi. Vì nó là một hệ thống chứ không chỉ là một tập hợp các yếu tố với những đặc tính của chúng, những chuyển đổi này liên quan đến các quy luật: cấu trúc được bảo tồn hoặc làm phong phú bởi sự tương tác trong các quy luật biến đổi của nó, nó không bao giờ tạo ra kết quả bên ngoài hệ thống cũng không sử dụng các yếu tố bên ngoài. Tóm lại, quan điểm về cấu trúc bao gồm ba ý tưởng chính: ý tưởng về tính toàn vẹn, ý tưởng về tính chuyển đổi và ý tưởng về tính tự điều chỉnh (Żyłko, B., 2014).

Theo Trịnh Bá Đĩnh trong Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, khái niệm cấu trúc được các nhà cấu trúc luận đặt trong sự phân biệt rạch ròi với khái niệm kết cấu. Kết cấu cũng có thể được xem là cấu trúc, nhưng là cấu trúc theo nghĩa thông thường, cấu trúc thường nghiệm. Đó không phải là đối tượng của chủ nghĩa cấu trúc, đối tượng của chủ nghĩa cấu trúc là thứ cấu trúc bề sâu, cấu trúc siêu nghiệm. Điều đó lý giải quan điểm chung của các nhà cấu trúc rằng: bên dưới mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ

thống với những yếu tố cấu thành và các mối quan hệ giữa chúng. Các mối quan hệ này không hề tồn tại một cách rời rạc mà kết thành một hệ thống, hay nói hình tượng hơn: dệt thành một mạng nền tảng.

Như vậy, xét trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, có thể nói mục tiêu của Cấu trúc luận là khám phá ra hệ thống các mối quan hệ ẩn dưới bề sâu của văn bản văn học - nơi mà các quan hệ cấu trúc kết thành một hệ thống liên kết chặt chẽ. Ở đó chỉ bao gồm những mối quan hệ chủ yếu chứ không bao gồm tất cả các mối quan hệ tương tác nội tại (tác giả, hoàn cảnh…). Tác phẩm văn học do đó bị tách biệt khỏi quá trình trí lực của tác giả và các yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng của tác giả.

Không quan tâm đến ý nghĩa nội dung của từng tác phẩm cụ thể, các nhà cấu trúc luận say mê tìm tòi một thứ “ngữ pháp” của văn chương:

[…] ở Roland Barthes, dẫn đến lý thuyết về các ‘mã’ (codes) chi phối cách ‘vận hành’ của tiểu thuyết; ở Tzvetan Todorov và Gérard Genette, sự phát triển của thi pháp học, tự sự học (narratology) và lý thuyết về các thể loại; ở Claude Levi- Strauss, lý thuyết về huyền thoại và văn hoá dân gian nói chung; ở Vladimir Propp và đặc biệt, ở A. J. Greimas, lý thuyết về truyện dân gian; ở Roman Jakobson, lý thuyết về sự chuyển hoá từ trục lựa chọn sang trục kết hợp và từ phong cách ẩn dụ sang phong cách hoán dụ trong thơ; ở Jonathan Culler, lý thuyết về khả lực (competence) và tính khả thức (intelligibility) của văn học, tức những điều kiện và quy luật chi phối cách thức diễn dịch để chúng ta có thể hiểu và cảm các tác phẩm văn học, bằng cách đó, nới rộng phạm vi của khái niệm cấu trúc: nó không chỉ nằm trong tác phẩm mà còn nằm cả trong động tác diễn dịch của người đọc.

(Nguyễn Hưng Quốc, n.d.)

Trong lĩnh vực văn học, cấu trúc của một văn bản văn học được xem là một đối tượng có tổ chức một cách chặt chẽ, tạo thành một chỉnh thể bao gồm 2 lớp ngôn ngữ:

ngôn ngữ xác thựcngôn ngữ tượng trưng(cấu trúc). Một chỉnh thể được tạo nên

bởi hệ thống các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành, chứ không phải là sự tổng cộng các yếu tố. Nói cách khác, một chỉnh thể cấu trúc của văn bản văn học giống như một con cá, mà ở đó các bộ phận của nó được đặt trong sự liên kết bởi những mối quan hệ nhất định nhằm giúp con cá đó bơi được. Phân tích cấu trúc văn bản dưới góc nhìn của cấu trúc luận cần phải tìm được mô hình liên kết chung nhất giữa các yếu tố cấu

thành. Nó là một thứ siêu cấu trúc, nhà văn không chủ đích nói ra, song nó luôn tồn tại khách quan trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU m lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)