Theo Winfried Nöth, “Trong những tác phẩm đầu tiên vào những năm 1970, khái niệm chủ chốt cho việc phân tích các tập hợp mang tính ký hiệu học theo chủ nghĩa cấu trúc của Lotman chính là các đối lập nhị phân (binary oposites)” (Nöth, W., 2015).
19Trí quyển: có thể được xem là sức mạnh trí lực của con người. Trí quyển là một giai đoạn của Sinh quyển. Theo Iu.M.Lotman, sức mạnh trí lực của con người sẽ trở thành nhân tố có nghĩa chủ đạo trong quá trình sinh quyển biến đổi năng lượng ánh sáng từ mặt trời thành năng lượng hóa học và vật lí
Trong mối liên hệ với vấn đề Khung khổ, thuyết nhị nguyên20 hay nguyên tắc đối lập nhị phân được xem như là nguyên tắc cơ bản trong việc phân chia phạm vi không gian được chứa trong khung khổ thành hai bộ phận theo quan điểm của Iu.M.Lotman. Hai bộ phận này, khi được đặt trong bối cảnh ký hiệu quyển lại trở thành hai không gian đối lập ngữ nghĩa dưới sự phóng chiếu của các giá trị văn hóa lên chúng. Winfried Nöth dựa trên những nghiên cứu về ký hiệu quyển của Iu.M.Lotman cũng nhận định đặc trưng không gian bên trong ký hiệu quyển là tính bất đối xứng lưỡng cực (bipolar asymmetry), “Trong những tác phẩm đầu tiên vào những năm 1970, khái niệm chủ chốt cho việc phân tích các tập hợp mang tính ký hiệu học theo chủ nghĩa cấu trúc của Lotman chính là các đối lập nhị phân (binary oposites)” (Nöth, W., 2015). Bàn về tổ chức nội tại của thế giới trong cốt truyện, Iu.M.Lotman khẳng định:
Cơ sở tổ chức nội tại các yếu tố của văn bản thông thường dựa trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa: thế giới được chia ra thành người giàu và người nghèo, người của ta và kẻ xa lạ, chính giáo và tà giáo, người có học vấn và kẻ vô học, con người tự nhiên và con người xã hội, kẻ thù và bè bạn (Lotman, Iu. M., 2004).
Theo Winfried Nöth, Iu.M.Lotman cho rằng không gian văn hóa của ký hiệu quyển có
một cấu trúc ký hiệu học nhị phân (a binary semiotic structure). Điều này tương tự như cơ chế hoạt động của hai bán cầu não ở người trong lĩnh vực sinh lý thần kinh. Theo các nghiên cứu về hoạt động và chức năng của não, nếu bán cầu não trái thiên về lý tính, logic, chính xác, thực tế... thì bán cầu não phải thiên về cảm tính, nghệ thuật, trực
20Thuyết nhị nguyên là một học thuyết triết học được xây dựng trên nền tảng của các cặp đối lập: vật chất - ý thức, tư duy - tồn tại hay tự nhiên - con người,… Về các cặp đối lập nói chung, Fritjof Capra ở chương 11: Vượt trên thế giới nhị nguyên trong Đạo của vật lý (The Tao of Physics, Nguyễn Tường Bách biên dịch) cho rằng đó là những khái niệm trừu tượng liên quan đến vấn đề nhận thức của con người, là nền tảng thế giới quan phương Đông. Fritjof Capra đã dẫn lời của Lão Tử trong Đạo đức kinh như sau: “Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi; đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi” (Capra, F., 2017). Theo đó, Fritjof Capra cho rằng nhận thức của nhà đạo học về các cặp đối lập thực chất là hai mặt của một thực tại duy nhất, hai cực của cùng một cái toàn thể, chẳng hạn tốt - xấu, sướng - khổ, ánh sáng - bóng tối, được - thua chỉ là hai khía cạnh đối lập của cùng một hiện tượng. Ông khẳng định: “Đạt được tâm thức nhận ra rằng mọi đối lập chỉ là hai cực và tất cả là một thể thống nhất, đạt đến như thế được xem là một trong những mục đích cao cả nhất của con người
giác, tưởng tượng.... Nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra một số cặp đối lập về hoạt động của hai bán cầu não, chẳng hạn như các yếu tố được sơ đồ hóa trong hình ảnh sau:
Hình 2.1. Một số chức năng của 2 bán cầu não (Theo AQT)
Theo đó, với quan điểm của Iu.M.Lotman về không gian nghệ thuật trong văn bản, chúng ta có một cơ chế phân chia không gian đối lập trong ngữ cảnh văn hóa của ký hiệu quyển. Điều này khiến cho văn bản, với tư cách là một cấu trúc thông tin, không chỉ có vai trò chuyển giao thông tin từ người phát đến người nhận như một vỏ bọc chứa nghĩa; mà hơn nữa, nó còn hoạt động như một “cỗ máy sinh nghĩa” (Lotman, Iu. M., 2016). Theo Iu.M.Lotman, “Trong quá trình văn bản hoạt động văn hóa, cái ý nghĩa ban đầu đã đặt vào đó buộc phải được nhào nặn lại, phái chế biến và thay đổi, hệ quả là nó dẫn tới sự gia tăng ý nghĩa. Vì thế, có thể gọi chức năng này của văn bản là chức năng sáng tạo” (Lotman, Iu. M., 2016). Bởi lẽ, hoạt động trong ngữ cảnh văn hóa của ký hiệu quyển, văn bản nói chung và yếu tố không gian nói riêng không chỉ chịu sự chi phối bởi các mã văn hóa mà còn bởi các mã cá nhân của người đọc. Theo hướng ký hiệu học, người đọc vốn được trang bị một bộ mã riêng21 nhằm phục vụ cho vấn đề giải mã các tổ chức, đối tượng mang tính ký hiệu. TheoBogusław Żyłko:
Các mã của văn bản và của người nhận chồng lấn lên nhau đến một mức độ nào
21bộ mã riêng: một bộ mã mang tính cá nhân được biết đến với tư cách như là một kho tàng ngôn ngữ của mỗi cá nhân. Nó được tạo sinh trên cơ sở kế thừa từ người đi trước theo chiều hướng lịch đại của của ngôn ngữ. Mặt khác, nó không ngừng thay đổi và cập nhật theo những biến động của ngữ cảnh văn hóa ở chiều hướng đồng đại. Một bộ mã mang tính cá nhân hoàn toàn có ảnh hưởng đến việc cá
đó (trong điều kiện việc tiếp nhận có hiệu quả), dẫn đến hiện tượng mà Lotman gọi là “một sự thay đổi quan trọng trong quá trình văn bản đi từ người gửi đến người nhận” (Żyłko, B., 2014).
Iu.M.Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật cũng khẳng định rằng văn bản nghệ thuật còn có một đặc trưng:
[...] nó đưa lại cho những độc giả khác nhau thông tin khác nhau - cho mỗi người theo mức độ hiểu biết của họ, nó cung cấp cho người đọc một ngôn ngữ mà qua đó có thể hấp thụ được khẩu phần tiếp tục của những kiến thức trong khi đọc lại. Nó hành xử như là một sinh thể nào đó, hiện diện trong mối quan hệ phản hồi với độc giả và đào luyện độc giả ấy (Lotman, Iu. M., 2004).
Theo Bogusław Żyłko, “Lotman có thể đã đồng ý với tuyên bố của Paul de Man rằng mỗi lần đọc là một sự đọc sai, với điều kiện là “sự sai lệch” của việc đọc được hiểu với ý nghĩa là tính mới mẻ của nó” (Żyłko, B., 2014). Như vậy có thể quả quyết rằng sự vận động của mô hình văn bản văn học không chỉ tạo ra một và chỉ một ý nghĩa đơn nhất, mà trái lại, nó tạo ra một sự đa dạng về mặt ý nghĩa. Sự chuyển mã
(transcoding) giờ đây nên được thay thế bằng sự diễn dịch (translation). Một sự diễn dịch theo hướng ký hiệu học như vậy hoàn toàn có khả năng sáng tạo ra ý nghĩa đến mức vô cùng tận và luôn mang trong mình một tiềm năng thay đổi theo thời gian. Iu.M.Lotman cho rằng có thể mô hình hóa về mặt không gian đối với các đối tượng mà về mặt bản chất chúng không hề có tính không gian. Iu.M.Lotman đưa ra ví dụ:
Các khái niệm “cao - thấp”, “phải - trái”, “gần - xa”, “mở - đóng”, “tách biệt - nối kết”, “đứt quãng - liên tục”, là chất liệu để xây dựng những mô hình văn hóa mang nội dung hoàn toàn không có tính không gian và thu nhận các ý nghĩa như “có giá trị - vô giá trị”, “tốt - xấu”, “của mình - của người khác”, “dễ gần - khó chan hòa”, “cái chết - sự bất tử” (Lotman, Iu. M., 2004).
Đương nhiên, các ý nghĩa này hoàn toàn có thể được thay thế tùy vào sự diễn dịch của cá nhân người đọc trong bối cảnh văn hóa của chính họ. Các ý niệm tư tưởng được phóng chiếu lên các không gian theo hướng đối lập nhị nguyên có thể được diễn giải bằng các ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn: cao có thể đại diện cho sự rộng rãi, cái tốt hoặc tính tinh thần, thấp có thể đại diện cho sự chật hẹp, cái xấu hoặc tính vật chất. Trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật của mình, có thể thấy rằng Iu.M.Lotman
đã đưa ra hai phương thức mô hình hóa khác nhau dựa trên hai trục không gian: trục dọc (trên - dưới) và trục ngang (đóng - mở).
Theo trục dọc (trên - dưới), có thể đưa ra những cách xác định không gian thực theo các đối lập như: trời - đất, dương thế - âm phủ, núi non - đồng bằng,... Dựa trên việc khảo sát thơ của Zabolotxki trong tính hệ thống, Iu.M.Lotam đưa ra một số diễn giải về mặt tư tưởng đối với hai chiều hướng trên - dưới như sau:
Trên Dưới
Xa Gần
Rộng Hẹp
Vận động Bất động
Chuyển hóa vận Động cơ giới
Tự do Nô lệ
Thông tin Dư thừa Ý thức (văn hóa) Tự nhiên
Sáng tạo Thiếu vắng sáng tạo (dạng thức đông cứng)
Hài hòa Không hài hòa
Theo trục ngang (đóng - mở), có thể đưa ra những cách xác định không gian thực dựa trên các đối tượng cụ thể như nhà, thành phố, tổ quốc,... Nếu bên trong nhà, thành phố, tổ quốc là không gian đóng thì bên ngoài nhà, thành phố, tổ quốc, chẳng hạn rừng, nông thôn, nước ngoài là không gian mở. Giá trị tư tưởng của hai chiều hướng đóng - mở cũng có thể được diễn giải bằng một số cách khác nhau, chẳng hạn:
Thân thuộc Xa lạ Ấm áp Lạnh lẽo Yên ổn Thù nghịch
Với phương thức mô hình hóa không gian theo trục ngang (đóng - mở), Iu.M.Lotman đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dấu hiệu “ranh giới”. Ranh giới, theo Iu.M.Lotman, chia không gian nghệ thuật thành hai bộ phận đối lập. Chẳng hạn đối với “nhà” và “rừng” thì ranh giới giữa chúng có thể là bìa rừng hoặc dòng sông. Sự ghép nối các không gian đối lập theo trục ngang bằng ranh giới cho phép nhân vật hoạt động với tư cách là nhân tố thiết yếu của Mô hình văn bản văn học. Tuy nhiên, trước khi phân tích vấn đề nhân vật, chúng tôi xin được phân tích rõ hơn về vấn đề
Ranh giới trong phần kế tiếp.
2.2.3. Ranh giới giữa các không gian đối lập
Tầm quan trọng của Ranh giới không chỉ gắn liền với vấn đề Không gian nghệ thuật, mà nó còn là yếu tố có ảnh hưởng hơn cả đối với các vấn đề Nhân vật và Cốt truyện. Ranh giới, bằng việc chia tách không gian nghệ thuật thành hai bộ phận đối lập, một mặt, tạo cơ sở cho việc phân loại nhân vật, bởi mỗi loại nhân vật trong tác phẩm sẽ gắn liền và được quy định bởi phạm vi không gian chứa nó. Mặt khác, ranh giới là yếu tố nền tảng để tạo ra biến cố của cốt truyện và xác định cốt truyện. Theo Iu.M.Lotman: “Đặc tính cơ bản của ranh giới là không thể xuyên thấm qua được” (Lotman, Iu. M., 2004). Điều này cho thấy ranh giới tồn tại với tư cách là một trở lực đối với hoạt động của các nhân vật. Việc nhân vật vượt qua ranh giới, hay nói cách khác, vượt qua một sự cản trở nào đó mà đối với các nhân vật khác là một điều bất khả, sẽ tạo thành biến cố của cốt truyện. Iu.M.Lotman đồng thời cũng chỉ ra một điều quan trọng khác là: “ranh giới khi chia không gian thành hai phần cần thiết phải không thể xuyên thấm qua được và cấu trúc bên trong của mỗi phần khải khác nhau” (Lotman, Iu. M., 2004).
Theo đó, trước khi các ý niệm văn hóa, tư tưởng được phóng chiếu lên các không gian tương ứng thì việc đầu tiên là cần phải xác định được ranh giới phân chia các không gian ấy. Iu.M.Lotman đưa ra dẫn chứng về không gian trong các truyện cổ tích thần kỳ. Không gian trong truyện cổ tích thần kỳ được phân giới rạch ròi giữa “nhà” và “rừng”. Ranh giới phân chia hai không gian này chính là bìa rừng hoặc cũng có thể là dòng sông. Đặc tính không thể xuyên thấu thể viện ở chỗ các nhân vật trong rừng không thể xâm nhập vào nhà, và ngược lại, các nhân vật trong nhà không thể (không dám) đi vào rừng. Như vậy, nhân vật bị cột chặt vào không gian chứa nó, không gian và nhân vật quy định lẫn nhau bởi sự phân chia rạch ròi của ranh giới.
Nói về sự tồn tại của ranh giới, như chúng tôi đã trình bày ở trên, nó tồn tại với tư cách là một trở lực đối với hoạt động của các nhân vật. Cái gọi là “trở lực” cũng có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, mà về cơ bản, theo chúng tôi, có thể quy chúng về hai trạng thái: hữu hình và vô hình.
Iu.M.Lotman hầu như dành nhiều sự quan tâm hơn đối với loại trở lực hữu hình
trong việc xác định ranh giới phân chia không gian trong truyện. Những trở lực hay ranh giới hữu hình có thể được xem là những thứ được nhận thấy một cách rõ ràng ở dạng vật chất, chẳng hạn bìa rừng, dòng sông, bức tường, dãy hàng rào,... Có thể tìm thấy ranh giới thuộc loại này chẳng hạn trong truyện ngắn Bên kia sông của Thạch Lam. Không gian thực trong truyện ngắn là một huyện lỵ được chia tách thành hai vùng bởi một con sông nhỏ, nhánh của sông Nhị Hà - sông Sen. Sông Sen chia huyện thành hai vùng: bên này sông là phố huyện, và bên kia sông là bến Sen. Gắn với nhân vật tôi trong truyện ngắn, nếu phố huyện là một nơi quen thuộc, thân mật với quang cảnh náo nhiệt của người họp chợ, “rực rỡ nhiều màu, đầy ánh sáng và tiếng cười, lẫn những câu chửi rủa lanh lảnh qua không khí” (Thạch Lam, 2015) thì bên kia sông, bến Sen “như một xứ bí mật và xa lạ” (Thạch Lam, 2015) cùng quang cảnh hoang vắng đến rùng rợn bởi cánh đồng hoang, bãi tha ma, cây cối um tùm và một túm nhà độ hơn mười nóc. Đối với nhân vật tôi, bến Sen bên kia sông luôn là một vùng đất kỳ bí thu hút sự tò mò, ám ảnh trí tưởng tượng và đợi chờ được khám phá: “...với tôi, sinh trưởng ở chốn đồng bằng bùn lầy nước đọng, đồi núi quyến rũ như một tiếng gọi lạ lùng”
lập không gian càng hiện ra rõ nét: nếu phố huyện bên này sông bây giờ sầm uất hơn, nhà cửa đông đúc hơn thì bến Sen bên kia sông chỉ còn là miếng đất bỏ hoang, không một bóng người. Như vậy, dựa trên quan điểm của Iu.M.Lotman về không gian nghệ thuật và vấn đề ranh giới, có thể cho rằng không gian huyện lỵ trong truyện ngắn được chia tách thành hai không gian đối lập: phố huyện bên này sông và bến Sen bên kia sông. Nếu phố huyện gắn với các giá trị quen thuộc, thân mật, đông đúc thì bến Sen, trái lại, xa lạ, kỳ bí, hoang vắng. Các giá trị không gian được diễn giải một cách rõ nét bởi sự phân biệt giữa bên này sông và bên kia sông, ở đó, sông Sen tồn tại với tư cách là một ranh giới hữu hình, chia tách huyện lỵ thành hai không gian đối lập.
Loại ranh giới thứ hai trọng việc phân chia không gian nghệ thuật của tác phẩm mà chúng tôi đề cập đến chính là loại ranh giới tồn tại dưới dạng trở lực vô hình. Những trở lực hay ranh giới vô hình có thể được xem là những thứ tồn tại ở dạng tinh thần, đó có thể là một ý hệ, một quan điểm, một tư tưởng, chẳng hạn sự phân biệt đối xử giữa giàu - nghèo, nam - nữ hay bạn bè - kẻ thù..., những trở lực vô hình này tồn tại trong nhận thức của nhân vật, gây ra trở lực đối với anh ta trong quá trình vượt qua ranh giới. Ranh giới vô hình, trong một số trường hợp cũng có thể được hiện thực hóa thành một nhân vật, khi nhân vật này tạo ra trở lực đối với nhân vật khác. Trở lực này có thể là một yêu cầu, hay một quan điểm, một tư tưởng nào đó của nhân vật. Trong