Trong bài viết “Nghiên cứu văn học phải trở thành khoa học”, để trả lời cho câu hỏi: Liệu việc nghiên cứu văn học theo phương pháp cấu trúc - ký hiệu học có mở ra những viễn cảnh mới mẻ cho khoa học hay không? Lotman trả lời rằng: “V.Kôzinốp nói rằng: Không! còn chúng tôi nói rằng: Có!” (Trương Đăng Dung & Nguyễn Cương, 1990). Cũng trong bài viết này, Iu.M.Lotman hướng tới việc vận dụng các phương pháp và thành tựu của các ngành “khoa học chính xác” vào việc nghiên cứu văn học, khước từ những mơ hồ cảm tính còn tồn tại trong nghiên cứu văn học. Theo ông, làm được điều đó, nghiên cứu văn học mới có thể tiến gần hơn đến việc trở thành một ngành khoa học.
Trong bài viết “Nghiên cứu văn học phải trở thành khoa học”, Iu.M.Lotman đã trình bày quan điểm của ông về những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu theo phương pháp cấu trúc. Tuy nhiên, việc này không nhằm tranh luận với bài viết “Liệu có thể có thi pháp cấu trúc không?” của V.Kôzinốp, như Iu.M.Lotman đã nói:
“V.Kôzinốp có một nét rất đáng quý là tác giả đã chân thành mong muốn tìm hiểu những điều mà mình nghiên cứu” (Trương Đăng Dung & Nguyễn Cương, 1990).
Thứ nhất, quan điểm của Iu.M.Lotman về cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa cấu trúc là phép biện chứng. Chủ nghĩa cấu trúc không phân tích theo cách liệt kê máy móc các dấu hiệu. Thứ mà nó quan tâm là hệ thống chức năng, nói cách khác: cấu trúc3. Người nghiên cứu không chủ đích liệt kê ra những dấu hiệu mà kiến tạo mô hình của các mối quan hệ. Theo cách đó, cấu trúc không phải là tổng số các thành tố, mà là một thể thống nhất hữu cơ giữa những thành tố được xây dựng theo kiểu hệ thống. Xét đến văn học, cấu trúc văn bản không phải là một tập hợp các thành tố cấu thành mà là một mô hình các mối quan hệ giữa các thành tố, được tổ chức có hệ thống. Ý niệm về
3 Trong bài viết Nghiên cứu văn học phải trở thành khoa học của Iu.M.Lotman, Tuấn Ảnh dịch là “kết cấu”, trong một bản dịch khác của bài viết này, Lã Nguyên dịch là “cấu trúc”. Bằng việc so sánh sự thống nhất về mặt thuật ngữ giữa hai bản dịch và phạm vi kiến thức có liên quan đến chủ nghĩa cấu
mô hình các mối quan hệ mà Iu.M.Lotman đã đề cập trong bài viết của ông là cơ sở quan trọng để chúng tôi rút ra vấn đề Mô hình văn bản văn học và xây dựng cái gọi là
Mô hình văn bản văn học.
Thứ hai, từ cội nguồn khoa học - đạo đức của mỗi khuynh hướng nghiên cứu, Iu.M.Lotman cho rằng chủ nghĩa cấu trúc không hề “phi nhân bản” như những lời buộc tội đã gán cho nó. Bởi sự chính xác trong nghiên cứu khoa học xã hội không có mối liên hệ gì với tính “phi nhân bản”. Mà trái lại, chính sự thiếu chính xác trong nghiên cứu khoa học mới là cánh cửa mở đường cho thói tráo trở, cơ hội và dối trá. Theo Iu.M.Lotman, bản chất của khoa học là thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm chân lý của con người. Nó nhân bản trước hết ở việc mở rộng tầm hiểu biết cho con người. Thêm nữa, sự ngán ngẩm từ việc những điều mơ hồ vẫn cứ được chứa đựng trong cái vỏ bọc khoa học khiến các nhà nghiên cứu, trong ý thức của mình, tìm đến các phương pháp luận chính xác.
Thứ ba, Iu.M.lotman khẳng định phương pháp luận của chủ nghĩa cấu trúc được đặt trên hai cơ sở. Một là, nó chống lại sự “hòa tan” văn học nghệ thuật vào lịch sử, tư tưởng xã hội bởi nó phát hiện những đặc trưng của ý thức xã hội trong văn học nghệ thuật. Hai là, nó đặt ra nhiệm vụ khám phá tư tưởng tác phẩm như là sự thống nhất của các yếu tố mang nghĩa. Khi xem xét từng yếu tố của cấu trúc nghệ thuật thì câu hỏi xuất hiện đó là: Nó mang ý nghĩa gì? Giá trị của nó như thế nào? Cách nhìn truyền thống tiếp cận với các yếu tố của văn bản nghệ thuật như là những yếu tố “hình thức”. Tuy nhiên, các nhà cấu trúc cho rằng không thể nắm bắt ý nghĩa của các yếu tố này khi tách rời ra khỏi hệ thống. Điều này đòi hỏi việc đặt các yếu tố “hình thức” ấy trong một hệ thống các mối quan hệ tương tác lẫn nhau, dưới góc nhìn cấu trúc - ký hiệu học mới có thể xác định ý nghĩa của yếu tố và cả hệ thống. Ngoài ra, Iu.M.Lotman cũng nhấn mạnh, mối quan hệ giữa tư tưởng nghệ thuật với cấu trúc văn bản khiến người ta liên tưởng đến mối quan hệ giữa sự sống với cấu trúc sinh học của tế bào. Giữa chúng, tư tưởng nghệ thuật và cấu trúc văn bản, tồn tại một mối liên hệ vô cùng mật thiết.
Vấn đề tiếp theo mà Iu.M.Lotman đề cập là việc xác định các yếu tố mang nghĩa cơ bản nhất của hệ thống. Đó là những yếu tố được đặt trong sự đối lập. Ông cho rằng chỉ có trong sự đối lập, bản chất của yếu tố mới được làm rõ thông qua việc phát hiện
cái gì đối lập với nó, chứ không phải thông qua sự miêu tả một cách riêng lẻ bản thân yếu tố đó. Theo ông, thuật ngữ “đối lập” là “một phương tiện hữu dụng để xây dựng những mô hình (model) của những cấu trúc khác nhau” (Trương Đăng Dung & Nguyễn Cương, 1990).
Không đơn thuần chỉ theo đuổi phương pháp cấu trúc, Iu.M.Lotman đã kết nối chủ nghĩa cấu trúc với ký hiệu học để tạo ra phương pháp cấu trúc - ký hiệu học. Iu.M.Lotman khẳng định: “mỗi một văn bản nghệ thuật được tạo lập nên với tư cách là ký hiệu đơn nhất, ad hoc (triệt để) được xây dựng cho một nội dung đặc biệt” (Lotman, Iu. M., 2004). Nhìn nhận văn bản với tư cách là một ký hiệu, ông nhấn mạnh vai trò của việc tiếp cận văn bản theo phương pháp ký hiệu học.
Tuy nhiên, trước khi nói rõ hơn về bản chất của việc tiếp cận ký hiệu học đối với văn bản, đề cập đến vấn đề nghĩa trong văn bản nghệ thuật, Iu.M.Lotman phủ nhận những khẳng định cho rằng việc nghiên cứu cấu trúc - ký hiệu học đối với văn học sẽ xa rời vấn đề nội dung, nghĩa, giá trị xã hội - đạo đức của nghệ thuật. Bởi mục đích cốt yếu của hoạt động ký hiệu chính là truyền đạt một nội dung xác định. Cái nội dung xác định ấy, hay nói cách khác chính là ý nghĩa, là thứ không thể tách rời vấn đề ký hiệu. Ký hiệu, với tư cách là một hoạt động trung gian, truyền đạt ý nghĩa từ văn bản tới người tiếp nhận: “Chính việc nghiên cứu là cái gì “có ý nghĩa”, tức là cái gì là hành vi giao tiếp và vai trò xã hội mà nó đóng ra sao - cấu thành nên bản chất của việc tiếp cận ký hiệu học” (Lotman, Iu. M., 2004). Theo Iu.M.Lotman, ý nghĩa xuất hiện trong trường hợp có hai chuỗi cấu trúc: một chuỗi với tư cách là bình diện biểu đạt, một chuỗi với tư cách là bình diện nội dung. Sự giao thoa giữa hai chuỗi này tạo ra tính ký hiệu. Theo đó, ông khẳng định “vấn đề nội dung bao giờ cũng là vấn đề chuyển mã” (Lotman, Iu. M., 2004), sự chuyển mã từ bình diện biểu đạt sang bình diện nội dung. Từ đây, Iu.M.Lotman xét lại yếu tố Mã (Code) trong mô hình các yếu tố giao tiếp của R.Jakobson.
Về vấn đề chuyển mã, Iu.M.Lotman xem nó như là một cách thức tạo lập ý nghĩa. Ông nhìn nhận các hệ thống mô hình hóa thứ cấp, trong đó có văn học, với tư cách là những cấu trúc được tạo nên từ nền tảng của ngôn ngữ tự nhiên. Tiếp đến, cấu trúc này nhận được sự bổ trợ mang tính ý thức hệ, đạo đức, nghệ thuật… nhằm tạo ra ý nghĩa
của cấu trúc. Trên cơ sở đó, Iu.M.Lotman đưa ra hai cách thức tạo lập ý nghĩa dựa trên
sự chuyển mã hướng nội và sự chuyển mã hướng ngoại.
Về sự chuyển mã hướng nội, Iu.M.Lotman dẫn ra một phương trình đại số trong toán học: a = b + c. Có thể thấy rằng ký hiệu “a” mang một nội dung xác định. Tính nội dung của “a” không có liên hệ với bất kỳ yếu tố nào ngoài phương trình. Hay nói cách khác, nội dung của “a” trong trường hợp này được xác định bằng mối quan hệ nội tại “b + c”. Điều này liên hệ mật thiết với bình diện kết học4 (syntactics) của ký hiệu học. Nếu trong tiếng Việt: tao đánh mày (sự kết hợp giữa chủ thể - hành động - đối tượng) là một cấu trúc có nghĩa thì ngược lại, trong tiếng Nhật: tao mày đánh mới là một cấu trúc có nghĩa. Điều đó cho thấy các nguyên tắc kết hợp hoạt động như một cơ chế tạo nghĩa trong ngôn ngữ. Cần nhấn mạnh rằng điều mà ngôn ngữ học quan tâm về phương diện này là mối quan hệ kết hợp chứ không phải quan hệ tuyến tính. Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về hai mối quan hệ này:
Rắn là loài bò sát không chân
Trong trường hợp này, quan hệ tuyến tính không mang đến một cơ chế tạo nghĩa chính xác. Trong khi đó, sự hoạt động như một nguyên tắc kết nối của quan hệ kết hợp mới có thể tạo ra ý nghĩa chính xác cho câu: rắn là loài bò sát không chân. Đề cập đến điều này, chúng tôi nhấn mạnh sự kết hợp giữa các yếu tố trong một mô hình với tư cách như là quy luật vận động nội tại nhằm tạo ra ý nghĩa cho mô hình đó.
Về sự chuyển mã hướng ngoại, theo Iu.M.Lotman đó là sự xích lại gần của các cấu trúc độc lập với tính tương đương. Sự chuyển mã này cho phép ý nghĩa đi ra khỏi ranh giới của một hệ thống hoạt động nội tại. Điều này có giá trị đặc biệt to lớn bởi “tính tương đương của các yếu tố trên các cấp độ khác nhau là một trong những
4Kết học (syntactics) là một trong ba bình diện của Ký hiệu học, nó nghiên cứu mối quan hệ giữa ký Quan hệ tuyến tính
nguyên tắc tổ chức cơ bản của thơ ca và rộng hơn, của cấu trúc nghệ thuật nói chung” (Lotman, Iu. M., 2004). Dựa trên phương trình mà Iu.M.lotman đã dẫn ra, chúng tôi có thể thiết lập một phương trình tương đương dựa trên nguyên tắc chuyển mã hướng ngoại như sau:
a = b + c <=> a’ = b’ + c’ (<=>: tương đương) Trong đó: a <=> a’, b <=> b’, c <=> c’
Đề cập đến tính tương đương giữa các yếu tố như một cơ chế chuyển mã hướng ngoại. Iu.M.Lotman quan tâm đến hai bình diện nghĩa học5 (semantics) và dụng học6
(pragmatics) trong ký hiệu học. Ông xem các cặp từ “ăn” - “ngấu nghiến” và “ngủ” - “đánh một giấc” là những cặp từ tương đương về mặt ngữ nghĩa ở bình diện nghĩa học. Tuy nhiên, đối với bình diện dụng học, khi thông báo về mặt ngữ nghĩa bao hàm cả phong cách của người nói và mối quan hệ giữa người nói với hành vi của đối tượng được nói đến thì các cặp từ “ăn” - “ngủ” và “ngấu nghiến” - “đánh một giấc” tương đương với nhau từng đôi một. Trên thực tế, trong văn học, sự chuyển mã hướng ngoại hoạt động như một cơ chế phức tạp kết hợp giữa sự chuyển mã mang tính ngữ nghĩa học với sự chuyển mã mang tính ngữ dụng học.
Có thể nói, những ý nghĩa được tạo lập từ sự chuyển mã hướng nội được xem như mang tính chất cú đoạn học. Bên cạnh đó, những ý nghĩa được tạo lập từ sự chuyển mã hướng ngoại được xem như mang tính chất hệ biến hóa. Iu.M.Lotman khẳng định: “khi xem xét nội dung của văn bản nghệ thuật chỉ ở trình độ thông báo ngôn ngữ, chúng ta đã đi trượt qua bên cạnh hệ thống phức tạp của những nghĩa, những cái được tạo nên một cách dành riêng cho cấu trúc nghệ thuật” (Lotman, Iu. M., 2004). Trên cơ sở đó, Iu.M.Lotman đưa ra việc phân loại các ý nghĩa được tạo thành từ hệ thống mô hình hóa thứ cấp của nghệ thuật theo hai kiểu:
5Nghĩa học (semantics) là một trong ba bình diện của Ký hiệu học, nó nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu với hiện thực, từ đó ý nghĩa được tạo ra trong sự kết nối với hiện thực.
6Dụng học (pragmatics) là một trong ba bình diện của Ký hiệu học, nó nghiên cứu mối quan hệ giữa ký hiệu với người sử dụng, từ đó ý nghĩa được tạo ra trong sự kết nối với hoàn cảnh, phong cách của
Thứ nhất, mô hình thiết lập sự tương đương giữa những yếu tố có nghĩa thích hợp cho việc xây dựng lý thuyết cấu trúc cho các phép chuyển nghĩa, và rộng hơn, cho các nghĩa nghệ thuật nói chung.
Thứ hai, mô hình thiết lập sự chuyển mã mang tính chất ngữ nghĩa học và ngữ dụng học thích hợp cho việc trình bày những vấn đề phong cách học dưới ánh sáng của tư tưởng ký hiệu học.
Như vậy, có thể kết luận rằng trong nỗ lực nghiên cứu cấu trúc của văn bản văn học với tư cách của một nhà cấu trúc luận, Iu.M.Lotman cũng đồng thời nhìn nhận nó như là một ký hiệu với con mắt của một nhà ký hiệu học. Điều này từng bước đưa Iu.M.Lotman tiến xa hơn so với phương pháp của Chủ nghĩa cấu trúc khi nó được đặt trên nền tảng ngôn ngữ học Saussure.