Khởi nguồn của vấn đề Mô hình văn bản văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU m lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trang 38 - 42)

Theo Iu.M.Lotman, tác phẩm nghệ thuật (trong đó có văn học) “là một mô hình nhất định của thế giới, một thông báo nào đó bằng ngôn ngữ nghệ thuật…” (Lotman, Iu. M., 2004). Thế giới hiện ra trong tác phẩm là một thế giới đã được mô hình hóa từ thế giới thực tại bằng ngôn ngữ thứ sinh của nghệ thuật. “Một mô hình nhất định của thế giới, một thông báo nào đó” là thứ được biểu thị trên văn bản bằng một tập hợp các ký hiệu của ngôn ngữ tự nhiên. Từ văn bản, người đọc tiếp nhận được thông báo hay mô hình thế giới bất kỳ. Trên cơ sở đó, văn bản được đặt trong mối quan hệ giữa người phát (tác giả) với người nhận (độc giả), nó thực hiện chức năng giao tiếp và truyền thông tin từ người phát tới người nhận như một khâu trung gian. Dựa trên sơ đồ giao tiếp của R.Jakobson, Lotman xem xét lại 2 yếu tố thông tin . Trong đó,

thông tin đề cập đến văn bản, còn đề cập đến ngôn ngữ: Ngữ cảnh

Thông tin (Văn bản)

Người phát………..Người nhận Mã (Ngôn ngữ)

Sự tiếp xúc

Thực hiện chức năng thông tin bằng mã ngôn ngữ thứ sinh của nghệ thuật, văn bản được xem là một cấu trúc mang tính ký hiệu học. Bàn về khái niệm “văn bản” trong Cấu trúc văn vản nghệ thuật, Iu.M.Lotman (2004) cho rằng thứ đặc trưng cho văn bản là tính cấu trúc, tức là “tính tổ chức nội tại, làm chuyển hóa nó ở cấp độ cú đoạn học thành một cái toàn vẹn mang tính cấu trúc”. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, tình hình trở nên phức tạp hơn khi văn bản được đặt trong một bối cảnh ký hiệu mà Lotman gọi là Ký hiệu quyển (semiosphere). Bởi ông cho rằng: “các hệ thống rạch ròi và đơn nghĩa về mặt chức năng không thể tồn tại tự nó, ở dạng biệt lập. Được tách ra riêng rẽ, không một hệ thống nào có khả năng hoạt động thực sự. Chỉ khi nào được bao bọc trong một màng lưới kí hiệu học đầy ắp những cấu trúc kí hiệu học thuộc những dạng khác nhau và tồn tại ở những cấp độ tổ chức khác nhau nào đó, chúng mới hoạt động” (Lotman, Iu. M., 2016).

Từ góc độ này, Lotman cho rằng một văn bản không chỉ là một thông tin đơn giản được truyền đi giữa người phát và người nhận. Mà hơn nữa, nó còn gia nhập vào

các mối quan hệ phức tạp với bối cảnh bao bọc quanh nó, lẫn người nhận (độc giả). Trong quan niệm của Iu.M.Lotman, cái bối cảnh bao bọc văn bản và cả người nhận (độc giả) chính là một bối cảnh ký hiệu học. Mà trong đó văn hóa cũng chính là một đối tượng của nó. Trong bối cảnh đó, văn bản “có được những phẩm chất của một tổ chức trí tuệ: nó không chỉ chuyển tải một thông tin được đưa từ bên ngoài vào đó, mà làm thay đổi thông tin và tạo ra những thông tin mới” (Lotman, Iu. M., 2016). Theo Bogusław Żyłko (2014), “Lotman có thể đã đồng ý với tuyên bố của Paul de Man rằng mỗi lần đọc là một sự đọc sai, với điều kiện là “sự sai lệch” của việc đọc được hiểu với ý nghĩa là tính mới mẻ của nó”. Điều đó cho phép chúng ta nhìn nhận văn bản như là một khối rubic tạo nghĩa, mỗi sự thay đổi trong cách tiếp cận văn bản cũng tương tự như khi ta xoay khối rubic, hệ quả là tạo ra các hình thái khác nhau của cùng một khối rubic.

Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi quan tâm: Liệu văn bản đã được tạo ra như thế nào?

Trong bài viết Đằng sau văn bản: Mấy ghi chú về phông triết học của ký hiệu học Tartu, M.Iu.Lotman7 cho rằng hệ hình chủ nghĩa cấu trúc - ký hiệu học Tartu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi triết học Kant. Chỉ có thể nghiên cứu đối tượng VĂN BẢN khi đặt nó trong nền móng triết học Kant: Văn bản chính là “vật tự nó” (Lotman, Iu. M., 2016). Do đó, việc phân tích hệ thống nội tại của văn bản như một tập hợp các cấu trúc và chức năng càng trở nên quan trọng. Xem xét điều này, M.Iu.Lotman đề cập đến phương pháp “hộp đen” trong lý thuyết hệ thống. Đây là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm hiểu cấu trúc hay cơ chế hoạt động nội tại của hệ thống khi chỉ biết được đầu vào và đầu ra của hệ thống đó: “chúng ta biết được cái gì đang đi qua lối vào hệ thống và sẽ nhận được cái gì ở lối ra, nhưng hoàn toàn không thể nhìn vào phía bên trong của nó” (Lotman, Iu. M., 2016). M.Iu.Lotman nhận định các công trình nghiên cứu theo hướng cấu trúc - ký hiệu học, mà Iu.M.Lotman là một đại diện, thường dựa trên những kiểu kiến tạo tương tự theo cách đó. Trong trường hợp nghiên cứu văn bản,

vào ra

M.Iu.Lotman đưa ra một minh họa về mối quan hệ giữa NGHĨA và VĂN BẢN theo cách tương tự: “người ta giả định rằng, ngôn ngữ tự nhiên là một “hộp đen”, ở lối vào, các nghĩa được đưa qua, còn ở lối ra, sẽ nhận được những văn bản tương đương với các nghĩa ấy” (Lotman, Iu. M., 2016). Chúng tôi sẽ mô tả trực quan về ví dụ này bằng sơ đồ sau:

Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi đặt ra:

- Liệu chúng ta có thể từ việc khám phá văn bản để tìm ra Nghĩa đã được đưa vào? Và bằng cách nào?

Về vấn đề Nghĩa, Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật cho rằng đó là vấn đề cơ bản với mọi chu trình ký hiệu học. Mục đích của việc nghiên cứu hệ thống mang tính ký hiệu là để tìm ra nội dung của nó. Iu.M.Lotman đưa ra hai cách thức tạo lập ý nghĩa dựa trên sự chuyển mã hướng nộisự chuyển mã hướng ngoại mà chúng tôi đã đề cập trong tiểu mục 1.1.3 (Iu.M.Lotman và phương pháp cấu trúc - ký hiệu học).

- Điều gì đã diễn ra bên trong cái “hộp đen” ngôn ngữ ấy?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi nhớ đến những gì mà các nhà cấu trúc luận đã đặt nền móng: CẤU TRÚC. Quan điểm chung của các nhà cấu trúc rằng: bên dưới mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống với những yếu tố cấu thành và các mối quan hệ giữa chúng. Như chúng tôi đã từng đề cập khi phân tích về đối tượng của Chủ nghĩa cấu trúc, các mối quan hệ này không hề tồn tại một cách rời rạc mà kết thành một hệ thống, hay nói hình tượng hơn: dệt thành một mạng nền tảng. Cấu trúc văn bản theo hướng đó được nhìn nhận với tư cách là đối tượng có tổ chức một cách chặt chẽ, tạo thành một chỉnh thể. Một chỉnh thể được tạo nên bởi mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành, chứ không phải là sự tổng cộng các yếu tố.

- Có hay không việc tồn tại một cơ chế nào đó hoạt động ở bề sâu của lớp ngôn ngữ tự nhiên trên văn bản giúp người ta khám phá ra các ý nghĩa đã được đưa vào?

NGHĨA NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN

(HỘP ĐEN)

Iu.M.Lotman đã khẳng định khi trình bày về cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa cấu trúc trong bài viết Nghiên cứu văn học cần phải trở thành khoa học, rằng cấu trúc tác phẩm không phải là một tập hợp các thành tố mà là một mô hình các mối quan hệ giữa các thành tố, được tổ chức có hệ thống, “Nhà nghiên cứu không liệt kê các “dấu hiệu”, mà kiến tạo mô hình các mối liên hệ” (Lã Nguyên, 2017).

Đến đây, chúng tôi lại phải tiếp tục đặt ra một câu hỏi quan trọng khác:

Mô hình các mối liên hệ mà Iu.M.Lotman nhắc đến là gì?

Đứng trước câu hỏi này, chúng tôi tin rằng Iu.M.Lotman hẳn đã gợi mở ra một điều gì đó trong việc nghiên cứu cấu trúc văn bản nghệ thuật. Điều đó lôi cuốn chúng tôi hướng đến kiến tạo việc xây dựng Mô hình văn bản văn học dựa trên những vấn đề mà Iu.M.Lotman đã đặt nền móng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU m lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)