Không gian nghệ thuật và vấn đề “Ký hiệu quyển”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU m lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trang 71 - 74)

Ngay từ những dòng đầu tiên khi bàn về vấn đề không gian nghệ thuật trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Iu.M.Lotman đã khẳng định: “Việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một không gian hình ảnh được khu biệt, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng vô hạn là thế giới ngoài tác phẩm” (Lotman, Iu. M., 2004). Điều này có mối liên hệ trực tiếp với vấn đề Khung khổ mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Việc nhìn nhận Khung khổ với tư cách là phạm vi chứa đựng không gian nghệ thuật của văn bản văn học không những cho phép khu biệt không gian nghệ thuật trong tác phẩm với không gian thực tế ngoài tác phẩm, mà còn cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa văn học và hiện thực nói chung. Thế giới hiện ra trong văn bản về bản chất là thế giới đã được mô hình hóa từ hiện thực. Trên cơ sở đó, hoàn toàn có thể thiết lập một hệ quy chiếu từ văn bản đến bối cảnh hiện thực với vai trò như là một khâu trung gian của quá trình người đọc tiếp nhận văn bản. Vấn đề đặt ra ở đây là văn bản, cùng với người đọc đã tồn tại trong những bối cảnh hiện thực như thế nào? Đề cập đến điều này, chúng tôi xin được dẫn lại mô hình giao tiếp mà Iu.M.Lotman đã đưa ra trên cơ sở kế thừa mô hình của R.Jakobson:

Ngữ cảnh

Thông tin (Văn bản)

Người phát………..Người nhận Mã (Ngôn ngữ)

Sự tiếp xúc

Với việc đặt VĂN BẢN vào trọng tâm nghiên cứu, Iu.M.Lotman, người đại diện của trường phái ký hiệu học Tartu, xem văn bản như là một tổ chức cấu trúc mang tính ký hiệu học. Ông đồng thời cũng tiếp nhận văn bản với tư cách là một ký hiệu trọn vẹn. Văn bản, theo hướng đó không đơn thuần chỉ là một thông tin được truyền đi từ người phát đến người nhận mà còn “có khả năng gia nhập vào các quan hệ phức tạp

với cả ngữ cảnh văn hóa bao bọc quanh nó, lẫn công chúng độc giả” (Lotman, Iu. M., 2016). Điều này mở ra một bối cảnh phức tạp hơn: văn bản vừa tồn tại trong ngữ cảnh văn hóa bao bọc quanh nó, bị chi phối bởi các mã văn hóa; vừa tồn tại trong tầm nhận thức mang tính kinh nghiệm của người nhận, bị chi phối bởi các mã cá nhân. Iu.M.Lotman đặc biệt nhấn mạnh mối liên hệ giữa văn bản với ngữ cảnh văn hóa bao bọc quanh nó. Ông cho rằng:

[...] các hệ thống rạch ròi và đơn nghĩa về mặt chức năng không thể tồn tại tự nó, ở dạng biệt lập. Được tách ra riêng rẽ, không một hệ thống nào có khả năng hoạt động thực sự. Chỉ khi nào được bao bọc trong một màng lưới kí hiệu học đầy ắp những cấu trúc kí hiệu học thuộc những dạng khác nhau và tồn tại ở những cấp độ tổ chức khác nhau nào đó, chúng mới hoạt động (Lotman, Iu. M., 2016). Iu.M.Lotman gọi màng lưới ký hiệu học ấy chính là Ký hiệu quyển

(semiosphere). Ký hiệu quyển là một khái niệm do Iu.M.Lotman đặt ra dựa trên khái niệm Sinh quyển17của V.I.Vernadski. Theo Iu.M.Lotman, sinh quyển được V.I.Vernadski mô tả như là một không gian chứa đựng toàn bộ thế giới sinh thể (cơ thể sống) cùng với các điều kiện nhằm giúp duy trì sự sống của chúng. Trên cơ sở đó, Iu.M.Lotman xác định Ký hiệu quyển như là một không gian ký hiệu học mà quy trình diễn giải ký hiệu sẽ không thể diễn ra ở bên ngoài nó. Bogusław Żyłko trong bài viết

Vài ghi chú về Chủ nghĩa cấu trúc của Yuri Lotman đã dẫn ra quan điểm của Iu.M.Lotman về đặc điểm của Ký hiệu quyển, chúng tôi xin được dẫn lại quan điểm ấy của Iu.M.Lotman:

[...] một tập hợp các thông tin ký hiệu học đến trước (không phải về mặt khám phá, mà về mặt chức năng) một ngôn ngữ cá nhân đơn độc và là điều kiện cho sự tồn tại của cái sau. Nếu không có ký hiệu quyển, ngôn ngữ không chỉ không hoạt động mà thậm chí còn không tồn tại. Các tiểu văn hoá khác nhau của ký hiệu quyển được kết nối bằng sự hợp tác và chúng không thể làm việc nếu không có sự hỗ trợ lẫn nhau. Về mặt này, ký hiệu quyển của thế giới đương đại - vốn không ngừng mở rộng không gian qua nhiều thế kỷ - đã sớm đạt được một đặc điểm tổng

17Sinh quyển là một bộ phận của Trái Đất. Nó bao gồm toàn bộ thế giới sinh vật và các điều kiện môi trường bao quanh chúng. Trong thành phần của sinh quyển còn có sự tham gia của khí quyển, thủy

quát, bao gồm các tín hiệu của các vệ tinh nhân tạo, các tác phẩm của các nhà thơ, tiếng kêu của các loài chim. Mối tương quan lẫn nhau giữa tất cả các yếu tố của không gian ký hiệu không phải là phép ẩn dụ, mà là cái có thật (Żyłko, B., 2014).

Như vậy, có thể cho rằng chính con người cũng đang tồn tại trong ký hiệu quyển, trong thế giới của các ký hiệu: “Ký hiệu quyển là một không gian trong đó chúng ta “đắm mình vào” bất cứ khi nào chúng ta nói chuyện hoặc giao tiếp” (Nöth, W., 2015).

Winfried Nöth18 trong bài viết Đặc trưng về Ký hiệu quyển của Yuri Lotman (The topography of Yuri Lotman’s semiosphere) cho rằng Lotman đã dự đoán được sự biến đổi không gian (spatial turn) trong nghiên cứu văn hóa. Trong bài viết này, Winfried Nöth tiến hành nghiên cứu mô hình của Iu.M.Lotman về ký hiệu quyển, các không gian ký hiệu trong văn học và văn hóa, ông cho rằng:

Mô hình văn hoá của Lotman như là một không gian ký hiệu khác với những mô hình của hầu hết các đại diện khác về biến đổi không gian trong nghiên cứu văn hoá. Trong khi những nghiên cứu gần đây chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu các địa điểm và không gian thực, chẳng hạn như lục địa, cảnh quan, thành phố, không gian nông thôn hoặc đô thị trong văn học, tranh vẽ và phim ảnh hoặc trên bản đồ, thì ký hiệu quyển của Lotman là một không gian mang tính tinh thần nhiều hơn và thường không phải là các không gian địa lý. Do đó, người đọc có cảm giác ký hiệu quyển của Lotman là một không gian ẩn dụ (xem Nöth, 2006), mặc dù tác

18 Winfried Nöth: Giáo sư ngành Ngôn ngữ học và Ký hiệu học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Liên ngành tại Đại học Kassel cho đến năm 2009, ông cũng là Giáo sư về Ký hiệu học nhận thức tại Đại học Công giáo São Paulo. Ông là thành viên danh dự của Hiệp hội nghiên cứu Ký hiệu học trực quan Quốc tế, và là cựu chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Ký hiệu học Đức. Các nghiên cứu của ông chủ yếu là về ký hiệu học nhận thức, ngôn ngữ học, văn học, phương tiện truyền thông, hình ảnh, bản

giả bác bỏ sự giải thích mang tính ẩn dụ về khái niệm ký hiệu quyển của ông...

(Nöth, W., 2015).

Iu.M.Lotman trong bài viết Về ký hiệu quyển cũng đã đưa ra những khẳng định nhằm bác bỏ các xu hướng cho rằng Ký hiệu quyển là một không gian mang tính ẩn dụ, ông lập luận:

Nếu trí quyển19 có sự tồn tại không gian - vật chất, bao trùm một phần hành tinh của chúng ta, thì không gian của ký hiệu quyển có tính chất trừu tượng. Tuy nhiên, điều đó tuyệt nhiên không có nghĩa là khái niệm không gian ở đây chỉ được sử dụng theo nghĩa ẩn dụ. Chúng ta đang bàn về một phạm vi cụ thể với những dấu hiệu gắn với một không gian khép kín trong bản thân nó. Chỉ bên trong không gian ấy, các tiến trình giao tiếp và sự sản sinh ra những thông tin mới mới có khả năng được hiện thực hóa (Lotman, Iu. M., 2016).

Dù dựa trên quan điểm của Iu.M.Lotman để kiến tạo việc xây dựng Mô hình văn bản văn học, tuy nhiền, về khía cạnh này, chúng tôi tán đồng với khuynh hướng cho rằng ký hiệu quyển của Iu.M.Lotman là một không gian mà bên trong nó đầy ắp những diễn giải mang tính ẩn dụ. Iu.M.Lotman dù đã cố gắng đưa ra những phân biệt giữa không gian thực mang tính vật chất của trí quyển và không gian trừu tượng mang tính tinh thần của ký hiệu quyển, hay sự phức tạp của mô hình không gian trong ký hiệu quyển so với phép ẩn dụ thì về mặt bản chất, không thể phủ nhận một điều rằng: “Các địa điểm trong ký hiệu quyển là kết quả bởi sự phóng chiếu mang tính ẩn dụ của các giá trị văn hoá lên không gian địa lý” (Nöth, W., 2015). Một sự phóng chiếu dựa trên nguyên tắc đối lập nhị phân, thứ mà Iu.M.Lotman vẫn xem nó như nguyên tắc tạo lập mô hình không gian. Về điều này, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong phần kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề mô hình văn bản văn học từ quan điểm của IU m lotman về cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)