Theo Iu.M.Lotman trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật, khung khổ là phạm vi hoạt động của một trường ngữ nghĩa nhất định, là ranh giới khu biệt giữa văn bản với cái ngoài văn bản. Những gì nằm bên trong khung khổ thì thuộc về nội dung văn bản, ngược lại, những gì nằm bên ngoài khung khổ ấy, hoặc không thuộc về nội dung văn bản đang được đề cập, hoặc thuộc về một văn bản khác. Điều này tương tự như vai trò của cái khung tranh hay dãy đèn viền trên sân khấu. Chúng đều là những yếu tố có chức năng phân định giữa một nội dung xác định và những thứ không thuộc về nội dung ấy. Nếu hai bức tranh được treo cạnh nhau, người xem hoàn toàn có khả năng xác định được nội dung thể hiện của mỗi bức tranh dựa trên việc xác định ranh giới của chúng được giới hạn đến đâu từ việc quan sát khung tranh. Bởi lúc này, thứ giúp người xem phân định được bức tranh này hay bức tranh khác chính là khung tranh. Đối với sân khấu, dãy đèn viền cũng thực thi chức năng tương tự như một khung tranh.
Nó cho khán giả biết rằng vở kịch chỉ diễn ra bên trong phạm vi của dãy đèn viền trên sân khấu, còn những gì xảy ra bên ngoài dãy đèn viền ấy, mặc nhiên không có liên quan gì đến vở kịch. Khán giả xem một vở kịch cũng chính là xem những gì đang thực sự diễn ra bên trong phạm vi của dãy đèn viền ấy. Theo cách đó, khung khổ, mà như trên chúng tôi đã đề cập chính là khung tranh hay dãy đèn viền sân khấu, cho thấy vai trò của nó trong việc tạo ra một không gian ngữ nghĩa toàn vẹn, khu biệt bản thân nó với những thứ không thuộc về nó. Khung khổ trở thành thứ ranh giới kiên định mà các ngoại lực không thể xuyên thấm. Cũng chính điều này, theo Iu.M.Lotman, tạo nên bản chất quan trọng của văn bản: tính phân giới11. Tính phân giới là bản chất của văn bản. Trong mối quan hệ giữa văn bản với những thứ ngoài văn bản, một mặt, văn bản đối lập với tất cả những ký hiệu không tham gia vào thành phần của nó theo nguyên lý bao hàm - không bao hàm. Mặt khác, văn bản (một cấu trúc được phân định ranh giới, có giới hạn) đối lập với những cấu trúc không được phân định ranh giới, không có giới hạn.
Nhìn nhận khung khổ như là ranh giới khu biệt của một không gian ngữ nghĩa trong tính toàn vẹn của nó, Iu.M.Lotman tiến hành khám phá vấn đề truyện kể. Bàn về vấn đề truyện kể, ông cho rằng “Truyện kể là khái niệm ngữ đoạn và, do đó, nó gắn với sự trải nghiệm thời gian” (Lotman, Iu. M., 2016). Do đó, chúng ta sẽ tiếp xúc với hai loại hình thời gian: tuần hoàn và tuyến tính. Iu.M.Lotman cho rằng văn bản, trong các nền văn hóa cổ đại với vị thế chủ đạo của thời gian tuần hoàn, được xem là một cấu trúc lặp lại liên tục, không có mở đầu và kết thúc: “Đời sống con người không được xem là một lát cắt tuyến tính nằm giữa hai đầu sinh và tử, mà được xem là một chuỗi không ngừng lặp lại (ví như câu thơ: “Hãy chết đi, ngươi lại được đầu thai”)”
11Tính phân giới: cùng với tính biểu đạt, tính cấu trúc, là ba nền tảng cho việc xây dựng khái niệm văn bản được Iu.M.Lotman trình bày trong Cấu trúc văn bản nghệ thuật. Trong đó, tính phân giới là đặc trưng của văn bản. Nó được hiện thực hóa bằng việc xác định cái gọi là ranh giới giữa văn bản với cái không thuộc về văn bản. Ranh giới được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau: mở đầu và kết thúc của các văn bản có cấu trúc trải ra theo thời gian, cái khung trong hội họa, dãy đèn viền trên sân khấu. Sự phân giới giữa không gian cấu trúc (nghệ thuật) với không gian phi cấu trúc là cơ sở xác định khung khổ.
(Lotman, Iu. M., 2016). Theo Iu.M.Lotman, trong trường hợp này việc trần thuật có thể bắt đầu từ bất kỳ điểm nào trên tiến trình vận động của thời gian tuần hoàn. Tuy nhiên, đoạn trần thuật ấy không gì khác hơn là bộ phận của một Văn bản vốn không có mở đầu và kết thúc. Nó (đoạn trần thuật) chỉ tồn tại với tư cách là một mảnh ghép chắp nối cho tính liên tục của tiến trình tuần hoàn, bởi mọi thứ sau đó sẽ được lặp lại. Một sự trần thuật như thế theo Iu.M.Lotman hoàn toàn không đem đến một điều gì mới mẻ:
Ngay cả khi kể chuyện về cái chết hay việc phân thân của thần linh và sự phục sinh của thần linh sau đó, trước mắt chúng ta vẫn không phải là sự trần thuật mang tính truyện kể theo nghĩa của ta, vì những sự kiện này bao giờ cũng được xem là những sự kiện cố hữu, vốn sẵn có ở một vị trí nào đó của vòng tuần hoàn và từ lâu vẫn được lặp đi lặp lại (Lotman, Iu. M., 2016).
Theo đó, việc đặt ra hai dấu mốc mở đầu và kết thúc trong trật tự tuyến tính rõ ràng là đã phá vỡ 12 cơ chế thời gian tuần hoàn. Dấu mốc của sự kết thúc chính là thứ cắt đứt tính liên tục của tiến trình tuần hoàn về mặt thời gian. Điều này có mối quan hệ mật thiết đối với việc tạo ra các văn bản văn học.
Iu.M.Lotman khi bàn về nguồn gốc truyện kể dưới sự soi sáng của loại hình học cho rằng: “Ghi lại các biến cố, các tội ác, tai họa ngẫu nhiên, chỉ xảy ra một lần, tức là ghi lại những gì được xem là xóa bỏ một trật tự nào đó đã có từ lâu, chính là mầm mống lịch sử của trần thuật truyện kể” (Lotman, Iu. M., 2016). Cắt đứt tính liên tục của thời gian tuần hoàn cũng đồng nghĩa với việc những điều đã biết, những sự việc đã diễn ra sẽ không thể lặp lại, dù dưới một hình thức nào khác bất kỳ. Theo đó,
12 Sự phá vỡ ở đây được nhìn nhận theo hướng: việc đặt ra hai dấu mốc mở đầu và kết thúc trong trât tự tuyến tính đã tạo ra sự phân đoạn trên tiến trình tuần hoàn của thời gian. Dấu mốc của sự kết thúc ngăn chặn tính liên tục của thời gian, khiến cho sự tuần hoàn không thể diễn ra. Ở cấp độ vĩ mô, chúng tôi không hoàn toàn cho rằng có thể phá hủy hay chấm dứt cơ chế tuần hoàn của thời gian. Bởi, về mặt bản chất, năm, mùa, ngày, đêm, giờ,… tức các khái niệm thuộc phạm trù thời gian là thứ được tạo ra từ sự dịch chuyển của các sự vật trong không gian, chẳng hạn chu kỳ trái đất tự quay quanh trục tạo ra ngày và đêm, chu kỳ trái đất quay quanh mặt trời tạo ra năm và các mùa trong năm. Cơ chế vận động theo chu kỳ của trái đất trong vũ trụ là một cơ chế tuần hoàn và liên tục, điều này tạo ra tính tuần hoàn liên tục của thứ được gọi là thời gian. Việc đặt ra trật tự tuyến tính về thời gian như: năm, tháng, ngày chỉ là sự can thiệp của con người trong nỗ lực cố gắng phân định thời gian và gán cho chúng các
Iu.M.Lotman cho rằng truyện kể sẽ trở thành công cụ để giúp con người nhận thức cuộc sống. Ông đồng thời khẳng định: “Khi sáng tạo các văn bản truyện kể, con người học được cách nhận ra các truyện kể trong đời sống và, nhờ thế, diễn giải cuộc sống ấy cho bản thân” (Lotman, Iu. M., 2016). Nếu khung tranh hay dãy đèn viền sân khấu tạo ra sự phân định về mặt không gian đối với sự thể hiện nội dung bức tranh hay vở kịch sân khấu, thì mở đầu và kết thúc tạo ra sự phân định cả về không gian lẫn thời gian đối với sự thể hiện nội dung trần thuật. Theo đó, Iu.M.Lotman (2004) khẳng định: “tác phẩm nghệ thuật là mô hình hữu hạn của thế giới vô hạn”.