Một sự nghiệp sáng tác đáng trân trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 25 - 26)

Tuổi thơ đắm mình với thiên nhiên thơ mộng, yên ả nơi làng quê ngoại thành Hà Nội, cuộc đời người lính gắn bó mật thiết với những cánh rừng Trường Sơn, thiên nhiên như thấm đẫm vào từng hơi thở khiến Vũ Hùng yêu quý, trân trọng và nhận được được từ thiên nhiên nhiều bài học vô giá. Vì vậy, ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã lấy thiên nhiên làm đề tài và trẻ em làm đối tượng. Trong suốt nghiệp viết của mình, Vũ Hùng đã viết 40 đầu sách thiếu nhi, trong đó có nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc… Ngoài một vài cuốn truyện danh nhân, phần lớn các tác phẩm của ông đều dành cho thiên nhiên, thú vật và con người- những con người giản dị, sống nơi hoang dã, chưa hề biết đến sinh hoạt của một xã hội văn

minh. Tên các tác phẩm đủ nói lên mảng đề tài mà ông yêu thích: Giữ lấy bầu mật,

Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Chim mùa, Biển bạc, Chú ngựa đồng cỏ,

Vườn chim, Phía tây Trường Sơn… Thiên nhiên chính là mảnh đất, là thế giới để ông

dắt trẻ con (và tuyệt vời thay, cả người lớn) bước vào, với cỏ cây, hoa lá, biển cả, thảo nguyên, đại ngàn và muông thú. Bằng những câu chuyện của mình, nhà văn kéo bạn đọc lại gần thiên nhiên, hiểu và cảm thấu vạn vật.

Điều đặc biệt là, đi qua cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, trong khi các nhà văn khác thường chú ý miêu tả mọi mặt của cuộc chiến đấu chống Pháp thì Vũ Hùng chỉ chú tâm vào mảnh đất thiên nhiên muông thú mà ông thích nhất. Ông đã biết tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Từ

những trang văn đầu tiên và có lẽ là đến những trang văn cuối cùng, ông trung thành với con đường của mình, con đường yêu thương tha thiết thiên nhiên và muôn loài, con đường đề cao phẩm chất Thiện, cái Đẹp nội tâm của con người hồn nhiên gắn bó với loài vật nguyên sơ. Có vẻ như một mảng phụ không đủ dựng nên một tác giả nhưng ông vẫn làm việc một cách liên tục và vẫn kiên trì con đường đã chọn.

Viết về thiên nhiên – thú vật, Vũ Hùng chọn lối viết cho thiếu nhi. “Rõ ràng

và sòng phẳng, có lẽ không nhiều nhà văn đủ tâm huyết để chạy đường trường với trẻ thơ. Và cũng phải thành thật với nhau là, viết cho thiếu nhi chưa bao giờ là việc

dễ dàng” (Văn Thành Lê, 2017). Thế mà, Vũ Hùng đã làm được điều đó, đặc biệt

hơn, truyện của ông không chỉ được thiếu nhi đón nhận mà còn khiến cả người lớn cũng say mê và khiến họ phải suy nghĩ. Có lẽ, Vũ Hùng đã không chỉ viết cho trẻ em, mà còn viết cho cả người lớn, những người có nguy cơ đánh mất tuổi thơ và cả những người có nguy cơ đánh mất tính trẻ thơ bản nguyên, thiện lương trong con người, giúp họ trở về tuổi thơ và trở về với bản nguyên thiện căn, bản lai gắn bó với tự nhiên.

Vũ Hùng từng hai lần nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cho tác phẩm

Sao Sao (1982) và Sống giữa bầy voi (1986). Giải Vàng, Giải thưởng Sách Việt Nam

năm 2016 và Giải thưởng sự nghiệp văn học năm 2017 chính là sự khẳng định giá trị lâu dài trong những tác phẩm của ông. Vũ Hùng còn là dịch giả của nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Văn tâm và văn tài của ông xứng đáng được tôn vinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)