Hùng vĩ, tráng lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 39 - 42)

Điều dễ nhận thấy nhất ở sáng tác của Vũ Hùng là thiên nhiên đẹp từ nhiều góc độ, dáng vẻ, bộ phận. Núi rừng, thảo nguyên hay biển cả đều hiện lên trước mắt người đọc như những thực thể hùng vĩ, tráng lệ.

Nhà văn dành rất nhiều trang viết đưa người đọc đến với vẻ hoang sơ mà mê

hoặc đến nao lòng của đại ngàn Trường Sơn- mái nhà của Đông Nam Á, nơi ẩn chứa

những vẻ đẹp kì vĩ, bất tận của thiên nhiên. Vẻ đẹp của Trường Sơn trước hết là vẻ

đẹp uy nghi của những dãy núi trùng trùng điệp điệp, những đỉnh núi sừng sững, hiên

mảng rêu xanh. Chót vót trên đỉnh núi, một con sơn dương đứng ngất ngưởng, in

bóng lên nền trời” (Vũ Hùng, 2015g). Quả thật, không ai ngoài những sinh vật

khổng lồ này của tạo hóa biết cách làm thế nào để hòa trộn hoàn hảo vẻ đẹp với vẻ rợn ngợp. Thiên nhiên Trường Sơn như người anh hùng trong những bản trường ca bất diệt của nơi này, cứ hoang hoải, mộc mạc nhưng lại mạnh mẽ, dữ dội, cuốn hút đến tận cùng.

Vẻ đẹp của Trường Sơn còn là vẻ đẹp của những ngọn đèo uốn lượn quanh

co, của những con đường nơi những đám mây ngừng bay mà bầy voi đã mở trên

những đỉnh núi cheo leo, thăm thẳm dài và rộng, rất hiểm trở, đầy thử thách nhưng

cũng rất diệu kì. Trên Trường Sơn, cả mây trời cũng rất biết phô diễn vẻ đẹp của

mình trong sự hòa điệu cùng núi non, dốc đèo, làng bản.Những đám mây trắng

bông vương quanh các ngọn cây trên đỉnh đèo” (Vũ Hùng, 2015h);“một dải mây vờn

trên đỉnh núi, bồng bềnh như một tấm khăn choàng rất nhẹ ”(Vũ Hùng, 2015j);

những bản làng ẩn hiện dưới làn mây trắng tựa như bức tranh thiên đường. Khung

cảnh núi rừng hùng vĩ, ngút ngàn thật khiến hồn người choáng ngợp, ngây ngất và không thể không nghiêng mình thán phục.

Vẻ đẹp của Trường Sơn còn là vẻ đẹp cổ sơ ngàn năm của những cánh rừng

xanh thẳm, oai nghiêm với những cây cổ thụ cao ngất, tán chạm trời xanh, hiên

ngang giữa đất trời, trường tồn trước thử thách của thời gian; những khu rừng

nguyên sinh với “những cây cổ thụ cao ngất đan lá làm thành một vòm xanh rờn, đỡ

bởi trăm ngàn thân chống thẳng tắp. Từ cây nọ sang cây kia, dây leo buông thõng,

chạy ngang dọc, đu đưa như những chiếc võng” (Vũ Hùng, 2017c); vẻ đẹp của

những cánh rừng khộp có hệ sinh thái độc đáo, hiếm có trên thế giới, bát ngát kéo dài như không bao giờ dứt. Đại ngàn thật sự mang vẻ đẹp tuyệt vời của tạo hóa - vẻ đẹp của sự can trường, dẻo dai, vĩnh hằng.

Góp mình tạo nên vẻ đẹp bất tận của miền sơn cước là những dòng suối lấp

lánh, bền bỉ len lỏi dưới chân những rặng núi mờ sương, nơi dòng nước trong veo

và mát lạnh, trào ra từ những hốc đá, đổ xuống ào ào”(Vũ Hùng, 2015k); những

đầu nguồn đã nuôi dưỡng, tưới tắm biết bao vùng đất rộng lớn, đã cống hiến hết mình cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn.

Trường Sơn uy nghi, hùng vĩ còn bởi chính cái bí hiểm mà cuốn hút của rừng

già. “Rừng già với bao nhiêu bí ẩn, nguy hiểm rình rập: con hổ, con báo đói mồi.

Đêm hoang vắng lạ thường. Chốc chốc, một cơn gió thoảng thổi vào đám lá, nghe

sột soạt như tiếng chân đi” (Vũ Hùng, 2017e).Cái bí hiểm ấy khiến con người vừa e

sợ, vừa tôn kính, lại vừa khát khao muốn tìm hiểu, khám phá. Trường Sơn mê hoặc bởi những bước chân uyển chuyển, vẻ oai nghiêm, dữ dội của những loài thú săn mồi; sự hùng tráng của những bầy bò tót; sự uy nghi của những đàn voi dũng mãnh, kiêu hùng giữa đại ngàn bao la. Những giống loài ấy đã góp phần tạo nên sức sống và vẻ uy dũng của đại ngàn.

Rừng tiếp rừng, núi tiếp núi ngút ngàn, vô tận. Trường Sơn, Tây Nguyên trong trang viết Vũ Hùng là một thực thể sống động, khổng lồ, cường tráng. Vẻ đẹp ấy, sự hùng vĩ ấy như chứa đựng một sức mạnh bí ẩn, tiềm tàng rất đáng kính phục. Trường Sơn chính là “Đệ nhất” thiên nhiên Đông Dương. Giới khoa học nghiên cứu về dãy Trường Sơn đều khẳng định như vậy. Trường Sơn hùng vĩ nhất Đông Dương về tầm vóc và cũng là kho báu lớn về sự đa dạng sinh học vốn có. Những dãy núi của Trường Sơn được coi như những bức tường thành thiên nhiên vững chãi. Đây cũng là nơi bắt đầu của rất nhiều dòng sông- ngọn nguồn của sự sống nuôi dưỡng ngàn vạn thế hệ con người. Trường Sơn thật sự là báu vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.

Trải lòng với thiên nhiên, Vũ Hùng yêu quý, trân trọng mọi cảnh sắc thiên nhiên bằng tất cả trái tim mình. Thế nên, vẻ đẹp của thiên nhiên trong trang viết của Vũ Hùng không chỉ là vẻ đẹp của đại ngàn hoang sơ mà còn là vẻ đẹp vĩnh hằng, tráng lệ của biển cả với những đợt sóng bạc đầu, những đàn hải âu hiên ngang trước sóng gió biển khơi, với khoảng không bao la rợn ngợp mà kì ảo đến say lòng, với những loài cá can trường, uy dũng - những loài vật mà những người dân chài bao thế hệ tôn kính gọi bằng “Ông” và dựng miếu thờ như ân nhân cứu mạng, như người dẫn đường đưa họ đến với no ấm và bình yên. Sống với biển, con người vất vả nhưng no đủ. Đứng trước biển, lòng người thư thái an nhiên. Nhưng cũng chính khi đứng trước

biển, con người mới nhận ra vị trí thật sự của mình trên “sân chầu vũ trụ”. Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta chia sẻ cảm giác ấy với Vũ Hùng.

Thiên nhiên trong truyện thiếu nhi Vũ Hùng còn là những vang âm của thảo

nguyên Mông Cổ hoang sơ, đẹp như một huyền thoại. “Mặt trời xuống thấp, đang lơ

lửng. Thảo nguyên … rực rỡ như một tấm thảm vàng dưới ánh nắng trong trẻo của buổi chiều sắp tắt. Dãy núi Antai xa xăm bắt đầu ám bóng hoàng hôn, tím sẫm và

giăng dài như một bức trường thành” (Vũ Hùng, 2015d). Ngay cả khi nổi giận, thảo

nguyên vẫn rất đáng thán phục bởi vẻ đẹp mạnh mẽ, diệu kì. Ở nơi đây, con người sẽ

luôn thấy mình thật bé nhỏ trước mênh mông núi đồi và thảo nguyên, nhưng tuyệt vời thay, lại sẽ cảm thấy một điều rất lạ: sự tự do.

Có thể nói, Vũ Hùng viết về thiên nhiên bằng tất cả trải nghiệm, sự hiểu biết và tình thương yêu nên những trang viết rất chân thực và giàu cảm xúc. Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ trong trang viết của ông chính là nơi con người trở về với chính mình, để ý thức được sức mạnh, sự kì diệu và những phẩm chất dường như vô hạn của thiên nhiên mà thăng hoa cảm xúc, mà nhận ra vị trí của mình là những sinh mệnh tự do, đạo đức và hợp lý trong thế giới. Cũng chính thiên nhiên ấy khiến con người chợt bồi hồi trong một cảm xúc ngất ngây và không khỏi thốt lên thán phục: thế giới này đẹp đến vậy sao? Đất nước ta, Tây Nguyên yêu mến của chúng ta chưa xa đã có lúc hùng vĩ đến vậy sao? Trong bối cảnh “rừng khô, suối cạn, biển độc” (Nguyễn Thị Tịnh Thy, 2017) hôm nay, những trang viết của “ông lão rừng xanh” như một ký ức đẹp về núi rừng, thiên nhiên và thôi thúc con người hành động để bảo tồn thiên nhiên như bảo tồn những giá trị vĩnh hằng và chính cuộc sống của con người. Cũng chính vì thế, những câu hỏi đặt ra càng thêm nhức nhối, những thông điệp nhắn gởi sẽ càng thêm sâu sắc và ám ảnh. Phải làm gì, làm như thế nào để những gì còn sót lại của ký ức ấy không hoàn toàn biến mất, để bảo đảm một môi trường sống lành mạnh, bình yên và để tất cả chúng ta - những con người của hiện tại, không có tội với con cháu muôn đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)