Tiếp cận vấn đề môi trường trong văn học thiếu nhi Vũ Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 28 - 29)

Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường đã trở nên trầm trọng, phê bình sinh thái ra đời như một cách các nhà văn, nhà nghiên cứu văn học trả món nợ đối với trái đất, cất lên tiếng nói thức tỉnh lương tri, trách nhiệm của con người đối với Mẹ Trái đất thân yêu.

Nghiên cứuvấn đề môi trường trong một tác phẩm văn học là đứng dưới góc

độ “nhân loại phi trung tâm” để tìm hiểu những vấn đề về thiên nhiên, muông thú với tư cách là môi trường sống của con người, từ đó chỉ ra những hành động, thái độ mà mỗi người cần phải có để bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Từ cái nhìn “môi trường trung tâm”, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người và môi trường sống, từ đó

chỉ ra những điều cần thay đổi trong quan niệm, trong tư duy của nhân loại về tự nhiên và về mối quan hệ song phương ấy, nhằm mục đích hướng tới sự trường tồn của loài người và tất cả các sinh thể trên trái đất.

Cùng mục đích là bảo vệ sự sống còn của nhân loại, (bởi xét cho cùng, bảo vệ sinh thái- bảo vệ sự trường tồn của tất cả các sinh thể, cũng chính là bảo vệ sự sống cho con người, vì con người), tiếp cận vấn đề môi trường từ góc nhìn của phê bình sinh thái, nghĩa là từ quan niệm của con người về tự nhiên và về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là hướng đi đúng và cần thiết để có thể đánh giá một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các phương diện, khía cạnh của vấn đề môi trường và tạo được độ sâu, sức nặng cần thiết cho các thông điệp mà tác giả gởi gắm trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề môi trường trong truyện thiếu nhi của vũ hùng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)